Ăn mì tôm có tăng cân không? Mách bạn ăn không béo!

ăn mì tôm có tăng cân không
Mục Lục

Ăn mì tôm có tăng cân không? luôn là câu hỏi thường được các chị em, anh chàng đang mong muốn giảm cân hiệu quả nhưng ít thời gian để chuẩn bị thực đơn. Hơn hết, mì gói thực sự ngon! Bạn có cùng quan điểm với mình chứ!

Mì tôm hay còn gọi là mì ăn liền, mì gói là món ăn Quốc dân được mọi lứa tuổi tại Việt Nam ưa chuộng. Bởi với những người bận rộn, món ăn này đầy tính tiện lợi và nhanh chóng khi có nhu cầu chết biến. Tuy nhiên hương vị chua cay, đậm vị của mì tôm lại khiến nhiều người mê mệt. Nhất với trẻ con.

Vậy liệu ăn mì tôm có mập không? Hãy cùng Ngôi Sao Gia Định tìm hiểu ở tại bài viết này nhé!

1. Liệu ăn mì tôm có tăng cân không?

Calo trong mì tôm sẽ được khuyến cáo trực tiếp trên bao bì. Tuỳ thuộc vào lượng gói mì mà bạn ăn trong ngày sẽ bổ sung lượng calo khác nhau. Ví dụ như trên ly mì ăn liền Hảo Hảo:

Calo trong ly mì hảo hảo là bao nhiêu
Giá trị dinh dưỡng trong ly mỳ Hảo Hảo
Thành phần dinh dưỡng 1 ly mì67 g
Giá trị năng lượng (calo)297 kcal
Chất béo10,9 g
Carbohydrate42,8 g
Chất đạm6,8 g

Mì gói hay mì tôm khá nghèo dinh dưỡng dù có chứa chất béo nhưng không có tác dụng giúp tăng cân nếu dùng hàm lượng 1 gói/ bữa/ ngày. Tuy nhiên, dựa theo ví dụ, nếu bạn dùng mì tôm thường xuyên từ 02 gói/bữa mặc dù nghèo dinh dưỡng nhưng lượng lớn Carbohydrate sẽ khiến cơ thể tăng 85,6g, 29,8g chất béo và 594 kcal.

Nhất là khi một phụ nữ trưởng thành có cân nặng trung bình cần ăn khoảng 2.000 calo mỗi ngày để duy trì cân nặng. Chỉ với 1 lần ăn mì gói như thế đã chiếm hết 1/4 Calo của 1 ngày. Nếu bạn ăn vào buổi đêm sẽ dẫn tới dư thừa và tăng cân, do thiếu vận động thể thao.

Nhưng mà bạn chưa biết điều này!

ăn mì tôm có tăng cân không ảnh 2

Một gói mì tôm thường có 2 phần: phần mì và gia vị (muối, dầu, rau, thịt…). Mỗi 1 loại thì sẽ có thêm những thành phần khác nhau cộng thêm. Điều đó cho bạn thấy rằng hàm lượng calo trên mỗi gói mì có thể khác nhau.

Với một lời khuyên về sức khoẻ, mình nghĩ rằng việc ăn quá nhiều mì gói sẽ làm bạn bị mất cân bằng dinh dưỡng. Thiếu hụt các vitamin khoáng chất, chất xơ, và các axit amin… Chưa kể tới các nguy cơ từ hàm lượng Natri cao dễ dẫn tới các bệnh về tim mạch và thận.

Đặc điểm của mì gói chắc hẳn bạn đã biết rồi nhỉ, 1 gói không làm chúng ta thấy thoả mãn, 2 gói lại quá nhiều, nhưng mà ăn mì gói lại làm chúng ta bỏ bữa chính. Dùng mì tôm như một bữa ăn chính thường xuyên kéo dài sẽ làm bạn dẫn tới gầy gò, suy dinh dưỡng chứ chưa nói đến việc gây tăng cân do dùng quá nhiều.

Chắc đến đây bạn đã trả lời được câu hỏi: “Ăn mì tôm có tăng cân không rồi đúng không?”. Những mất cân bằng dinh dưỡng từ mì tôm rồi nhỉ!

2. Những điều liên quan tới ăn mì tôm có mập không?

Những điều liên quan tới ăn mì tôm có mập không

Hãy cùng mình khám phá thêm những điều mà bạn chưa từng để ý trong mì gói nhé!

2.1. Một gói mì tôm chứa bao nhiêu calo?

Các loại mì tôm phổ biếnLượng calo cung cấp
1 gói mì ăn liền (75g – không gia vị)190 kcal
1 gói mì Hảo Hảo (75 g – Sa tế tôm)350 kcal
1 gói mì tôm hùm 3 miền (75 g – Sa tế tôm)380 kcal
1 gói mì gấu đỏ (75 g – Sa tế tôm)284 kcal
1 bát mì tôm (1 suất)400 kcal
1 bát mì tôm trứng (1 suất 1 trứng)480 kcal
1 ly mì (67g)277 kcal
1 gói mì tôm Hảo Hảo (75g – Vị gà)304 kcal
1 gói mì tôm sống (100g – không gia vị)138 kcal
1 gói mì Omachi (80g)344,7 kcal
1 gói mì Indomie (85g)390 kcal
1 suất mì tôm xào (1 suất – xào dòn)638 kcal
1 gói mì Miliket (65g)320 kcal
1 suất mì tôm trộn635 kcal
1 gói mì tôm trẻ em An Bình90 kcal
1 gói mì tôm trẻ em Enaak157 kcal
1 gói mì tôm cung đình273 kcal
1 hộp mì omachi business class 160g556 kcal
1 gói mì trộn omachi xốt spaghetti344 kcal
1 gói mì omachi chua cay344 kcal
1 gói mì tương đen Koreno(100g)365-590 kcal
1 gói mì tương đen samyang Hàn Quốc(100g)575 kcal
1 gói mì cay samyang Hàn Quốc530 kcal
1 gói mì cay naga(100g)620 kcal
1 gói siu cay(100g)524 kcal
1 gói mì trộn indomie535 kcal
Hàm lượng Calo trong mì tôm của các thương hiệu phổ biến

2.2. Ăn mì tôm đêm có gây tăng cân không?

Để duy trì cân nặng ở một người trưởng thành, nữ sẽ cần nạp vào khoảng 2000 calo mỗi ngày và nam 2500 calo. Để không bị tăng cân, bạn sẽ cần tham khảo giá trị dinh dưỡng cũng như hàm lượng calo có trong thực phẩm cho kế hoạch xây dựng thực đơn hằng ngày.

Từ đó, bạn có thể hiểu rằng nếu ban đêm, bỗng cơn đói gào tên bạn, thì chỉ cần bạn ăn 2 ly mì Hảo Hảo thì tương đương với nạp vào cơ thể 594 calo, đồng nghĩa với việc rất dễ phá vỡ kế hoạch dinh dưỡng. Mặc dù vậy, hàm lượng calo trong mì tôm cao nhưng giá trị dinh dưỡng lại vô cùng thấp nên nó vẫn sẽ khiến bạn tăng cân không tốt nếu ăn quá nhiều.

2.3. Ăn mì tôm với trứng có tốt cho cơ thể không?

Giá trị dinh dưỡng trong 100g trứng có chứa 13,6 gam protein, 29,8 gam lipid, 134 mg canxi, 7.0 mg sắt, 3.7 mg kẽm, 146 μmg folate, 960 μg vitamin A, 2000mg cholesterol tương đương với 155 kcal. Khi bạn kết hợp trứng với mì gói sẽ hạn chế được mất cân bằng dinh dưỡng.

Tuy nhiên bạn vẫn sẽ thiếu vitamin C và chất xơ.

3. Những tác hại của mì tôm là gì?

Những tác hại của mì tôm là gì

Mì tôm được tạo ra nhằm đem lại sự tiện lợi tại 1 thời điểm, nhưng nếu bạn quá lạm dụng nó sẽ tạo ra các tín hiệu không tốt tới sức khoẻ như:

  • Ảnh hưởng đến tiêu hóa: Mì tôm được chế biến hương liệu, bột mì và tinh chế qua dầu mỡ, đặc biệt hàm lượng chất xơ rất thấp, thành phần hương liệu chất điều vị, mì chính cao làm giảm khả năng tiêu hóa thức ăn của dạ dày và ruột, dễ gây đầy hơi, đau dạ dày khi sử dụng thời gian dài.
  • Ảnh hưởng đến tim mạch: Chất béo trong mì tôm thuộc dạng chất béo bão hòa, cholesterol xấu là yếu tố nguy cơ dẫn đến các bệnh tăng huyết áp, bệnh mạch vành…nhất là đối với những người cao tuổi và người trẻ, hay người có bệnh tim mạch.
  • Ảnh hưởng đến hệ tiết niệu: lượng muối trong mì tôm khá cao so với lượng được khuyến nghị hằng ngày nên ăn nhiều mì tôm có thể dẫn đến các bệnh về thận. Ví dụ như sỏi thận.
  • Ảnh hưởng đến xương: Thành phần phosphate trong mì tôm có tác dụng giúp mùi vị thức ăn hấp dẫn hơn, nhưng lại gây thiếu Canxi, loãng xương, yếu răng…
  • Nguy cơ ung thư, gây lão hóa nhanh: mì tôm được chiên trong dầu mỡ ở nhiệt độ cao nên có thể có nhiều chất bị biến đổi thành chất độc hại.
  • Đẩy nhanh quá trình lão hóa của cơ thể: Chất chống oxy hóa là một thành phần có trong gói mì tôm chỉ có công dụng giúp bảo quản thực phẩm được lâu hơn. Tuy nhiên, cơ thể người chỉ đào thải 1 phần nhỏ qua hoạt động thể thao. Nếu bạn hấp thụ lâu dài sẽ tăng nguy cơ lão hoá.
  • Gây ra bệnh béo phì: Cơ thể chúng ta sẽ phải hấp thụ một lượng lớn carbohydrate và chất béo có trong mì tôm, nguyên nhân là do lượng dầu mỡ chiên trong quá trình sản xuất tích tụ trong cơ thể lâu ngày. Hãy thiết lập kế hoạch tập luyện boxing để giảm nguy cơ nhé.

Tuy nhiên, mì tôm vẫn ngon mà, nhưng lâu lâu thèm hãy nên ăn 1 gói thôi. Cố gắng cân bằng dinh dưỡng nhé bạn!

4. Vậy làm thế nào để ăn mì tôm mà không tăng cân?

làm thế nào ăn mì tôm mà không tăng cân

Ăn mì tôm không gây tăng cân, bạn phải đa dạng các thực phẩm khác để bổ sung dinh dưỡng bị thiếu, như trứng, thịt và thật nhiều rau xanh. Và dưới đây là những lưu ý để không tăng cân bởi mì tôm.

4.1. Ăn đúng thời điểm

Bạn nên dùng mì tôm cho các bữa ăn phụ giúp kiểm soát cơn đói chứ không nên dùng để làm bữa chính, vì nó sẽ không cung cấp đủ năng lượng cho bạn hoạt động trong ngày. Chỉ nên dùng vào buổi xế từ 2 giờ chiều – 3 giờ chiều để lấy năng lượng chơi thể thao sau giờ tan làm.

Để không làm ảnh hưởng xấu đến cân nặng thì khi ăn mì tôm, bạn cũng có thể dùng như buổi chính vào thời điểm sau khi kết thúc lớp tập võ buổi sáng. Nhằm tái tạo năng lượng cho 1 ngày làm việc thật hăng say đầy cảm hứng.

4.2. Nấu mì tôm đúng cách

Tốt nhất nếu có thể bạn hãy thay thế những gia vị có sẵn trong mì tôm bằng các gia vị trong gian bếp. Nước hầm xương gà từ hôm trước, hay nước hầm rau củ và bổ sung thịt, trứng rau xanh sẽ giúp bạn cân bằng giá trị dinh dưỡng trong mì gói.

Tuy nhiên bạn thích thương vị của gói gia vị hãy dùng ½-⅓  gói là đủ.

Cách nấu mì chuẩn: đầu tiên bạn hãy bắt ấm đun nước sôi siêu tốc, sau đó rửa mì bằng nước nóng 3 phút rồi đổ đi và mới bắt đầu bổ sung thực phẩm tươi, sạch, gói gia vị và thưởng thức thật ngon miệng.

4.3. Không ăn mì tôm quá nhiều

Các chuyên gia dinh dưỡng đã khuyến cáo rằng, mỗi người không nên ăn mì tôm quá 3 lần mỗi tuần, mỗi lần ăn cần cách nhau 3 – 5 ngày. Bên cạnh đó, khẩu phần ăn chỉ nên 1 gói thôi và các yếu tố sau:

  • Không cho quá nhiều muối nitrat trong mì để tránh nạp lượng muối vượt mức quy định, điều này giúp ổn định sức khoẻ tim mạch.
  • Bạn không nên ăn gói dầu trong mì tôm, nguyên nhân là có đến 90% lượng chất béo nằm trong gói gia vị dầu sa tế.
  • Bạn có thể loại bỏ lớp màu thực phẩm trong mì cách đun sôi nước và trần mì qua nước sôi trước khi nấu.
  • Khi nấu mì, bạn nên sử dụng loại gia vị tự nhiên, hoặc trong bếp sẵn có thay vì dùng gói gia vị sẵn có trong mì ăn liền nhằm hạn chế chất phụ gia không tốt.

4.4. Hạn chế ăn mì tôm với trứng, thịt nếu bạn muốn giảm cân

Một lượng calo lớn trong thành phần của mì tôm, nó sẽ là quá nhiều nếu bạn kết hợp thêm nhiều trứng thịt và nó là tác nhân chính gây vỡ kế hoạch giảm cân. Chính vì thế, nếu muốn ăn mì tôm không bị tăng cân thì bạn tốt nhất chỉ cho thêm khoảng 30 gram thịt trong một tô mì, bên cạnh đó cho thêm rau xanh hay củ quả để giảm thiểu bớt phần nào lượng carbohydrate và cholesterol xấu.

Ngoài mì tôm bạn có thể chọn các loại bún, miến, phở ăn liền để thay thế nhé!

5. Phụ nữ mang thai và trẻ nhỏ ăn mì tôm có tốt không?

đang mang thai có nên ăn mì tôm

Mì tôm nếu sử dụng thường xuyên sẽ gây ra cho sức khỏe đã được kiếm chứng. Bên cạnh ở đối tượng là phụ nữ mang thai hay trẻ nhỏ, những người cần nền tảng dinh dưỡng tốt nhất thì sử dụng mì tôm không hề hề tốt cho mẹ bầu và con.

Phụ nữ mang thai luôn được khuyến cáo tránh các loại thực phẩm dầu mỡ khó tiêu, cân bằng dinh dưỡng và hạn chế đường, muối trong khẩu phần ăn. Bởi khi mẹ hấp thụ những loại thực phẩm đó sẽ có tác hại tới sức khoẻ tim mạch của thai nhi.

Đối với trẻ em, mì tôm ở bữa phụ có thể gây ra hiện tượng biến ăn vào bữa chính và tình trạng táo bón, suy còi khi sử dụng liên tục. Do đó, dù cho bé có yêu thích món ăn nhanh này thì các bậc phụ huynh cũng cần cân đối đừng chiều theo trẻ.

Kết bài

Trên đây là toàn bộ nội dung ăn mì tôm có béo không? Và giải thích tất tần tật ăn mì tôm có tăng cân không? Mong rằng qua bài viết này giúp bạn có thêm kiến thức về dinh dưỡng để có sức khoẻ tốt nhất. À mà này, nếu bạn muốn khoẻ mạnh, lối sống vui vẻ và hạnh phúc, các khoá học boxing đến từ Ngôi Sao Gia Định. Sẽ luôn giúp bạn phát triển bản thân và tìm thấy sức khoẻ vàng.

Ngôi Sao Gia Định

FAQ: Ăn mì tôm có tăng cân không?

1. Ăn mì tôm gây hại gì cho cơ thể?

Ăn mì tôm thường xuyên sẽ làm cơ thể thiếu chất dinh dưỡng mà còn dẫn tới các tình trạng về tiêu hóa, tim mạch, hệ tiết niệu, xương, ung thư, gây lão hóa nhanh, đẩy nhanh quá trình lão hóa của cơ thể và bệnh béo phì.

2. Ăn mì đêm có tăng cân không?

Ăn mì vào ban đem sẽ dẫn tới việc tích luỹ mỡ thừa do thiếu vận động đốt cháy calo nạp vào. Nếu trong 1 ngày bạn đã nạp vào trên 2000 calo, thì ăn đêm chắc chắn sẽ làm bạn bị tăng cân.

Share on facebook
Share on twitter
Share on linkedin
Share on pinterest
Share on telegram

Về tác giả

Chung
Chung
Chào mừng bạn đến với Ngôi Sao Gia Định. Mình là Chung Ngô đã có hơn 10 năm hoạt động trong lĩnh vực thể thao. Sở hữu kinh nghiệm và chuyên môn võ đối kháng, dinh dưỡng thể thao và nhiều hơn thế. Mong rằng những nội dung nguyên gốc này sẽ giúp bạn hiểu hơn về bộ môn Boxing, Muay Thái, Kickboxing.
Thầy Nguyễn Đức Tài - Trưởng bộ môn Kickboxing - Muay Thái Quận Bình Thạnh TPHCM

Thầy Nguyễn Đức Tài

Đã kiểm duyệt nội dung

Thầy Nguyễn Đức Tài, 50 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực võ thuật đối kháng, hiện đang đảm nhiệm vai trò Trưởng bộ môn Kickboxing, Muay Thái Quận Bình Thạnh, đương nhiệm chủ quản lò võ Ngôi Sao Gia Định.

Mục Lục
error: Bạn ơi đừng copy