8 loại chấn thương thường gặp khi tập boxing

Những loại chấn thương thường gặp khi tập boxing
Mục Lục

Chấn thương khi tập boxing là điều chẳng ai mong muốn, những trên thực tế nó thường diễn ra thường xuyên nếu bạn không chú ý khi tập luyện. Nếu bạn đang cần tìm hiểu những loại chấn thương thường gặp khi tập boxing dưới đây sẽ là những loại chấn thương và phương pháp phòng ngừa.

1. Các loại chấn thương khi tập boxing

Trước tiên, Boxing là bộ môn thể thao cần sự hiểu biết chuyên sâu về kỹ thuật để bạn có thể tập luyện an toàn. Mặc khác, ngoài việc am hiểu kỹ thuật bạn cũng cần lắng nghe và tuân thủ sự hướng dẫn từ huấn luyện viên, vì điều này sẽ giúp bạn phòng ngừa được các loại chấn thương thường gặp khi tập boxing. Dưới đây là 7 loại chấn thương đó:

Bong gân

Nếu bạn tưởng chừng bong gân là một điều khá nghiêm trọng khi chơi thể thao, thì ở bộ môn boxing nó là bất kỳ võ sĩ quyền anh đều gặp phải 1 lần trong đời. Bởi bong gân chính là tình trạng chấn thương phần mềm, tương đối nhẹ đối với những người tập boxing.

Vì hầu như mọi chuyển động di chuyển, đòn đấm đều liên quan mật thiết tới khớp và cơ gân của bạn. Nếu 1 cú đấm vào phần cứng ( Bao cát nặng) sai kỹ thuật đều dẫn tới tình trạng bong gân dạng nhẹ.

Hình ảnh giải phẩu mô tả cơ nhị đầu cánh tay và vai
Hình ảnh giải phẩu mô tả cơ nhị đầu cánh tay và vai

Vị trí bị bong gân trong quyền anh, nó khá đa dạng khác với bộ môn bóng đá. Thông tường bị ở cơ nhị đầu ở cánh tay hay vai, hoặc bong gân cổ tay. Nguyên do bạn tung quá nhiều sức và ghì lực ở phần cơ nhị đầu. Đây là tình trạng sai biên độ đòn hay vung tay phủ bạt thay vì đấm. Hoặc tình trạng đấm nhưng cổ tay không thẳng bị trượt trên bao cát. Đều làm bạn tăng nguy cơ bị bong gân.

Nếu bạn đang có câu hỏi, bong gân bao lâu thì khỏi? Thì thường trong vòng 2 – 3 tuần nghỉ dưỡng tránh vận động mạnh phần bị chấn thương, hoặc sử dụng rượu thuốc đặc hiệu của lò võ tầm 2 tuần sẽ giảm thiểu cơn đau và có thể tập luyện lại. Tuy nhiên, nếu bị bong gân sẽ gây ra cảm giác khó chịu và ảnh hưởng tới quá trình tập luyện của bạn.

Nên để khắc phục triệt để tình trạng này bạn cần tập luyện đòn đám theo hướng dẫn của HLV, và thông báo nếu cảm thấy mỏi phần cơ nhị đầu, hoặc cơ thể của bạn hôm nay không thật sự khoẻ.

Hình ảnh bác sỹ băng cố định phần cổ tay

Gãy xương

Chấn thương gãy xương không thực sự thường gặp. Nó đến từ 2 yếu tố chính như: Đấm bao tay trần hay không có bảo hộ dây quấn đa và găng tay boxing, hoặc xảy ra trong quá trình đấu tập boxing.

  • Trường hợp hiếm gặp: chấn thương gãy xương sườn và bàn chân;
  • Thường gặp: gãy xương bàn tay, đốt ngón tay.
Những cú đấm vào phần xương sườn vẫn có nguy cơ gây gãy xương
Những cú đấm vào phần xương sườn vẫn có nguy cơ gây gãy xương

Mặc dù nó không thường gặp, nhưng loại chấn thương này đặc biệt khá nghiêm trọng tới sức khoẻ và sinh hoạt của học viên. Nên hãy đầu tư các dụng cụ băng đa quấn tay, găng tay boxing khi bạn xác định theo đuổi bộ môn này lâu dài.

Nếu bạn có câu hỏi vì sao bị chấn thương gãy xương nặng như thế khi chơi boxing? Thì trường hợp gãy xương đốt tay thường do bạn thiếu xót trong việc nắm chặt bàn tay khi tung cú đấm. Đây cũng là điều mà khi tập luyện shadow boxing (đấm gió) hay bao cát HLV tại Ngôi Sao Gia Định luôn khuyến cáo học viên. Để cú đấm mạnh và chắc chắn, nắm chặt nắm đấm là điều không bao giờ được quên khi tấn công.

Trong trường hợp bạn cảm thấy đau nhức bàn tay, hay đau phần xương sườn hãy thông báo ngay tới Huấn Luyện Viên vì đây là báo hiệu cơ thể bạn đã quá tải, cần nghỉ ngơi để phòng ngừa trường hợp chấn thương khi tập boxing.

Chấn thương não bộ

Chấn thương não bộ là trường hợp hiếm gặp, thường xuất hiện trong thi đấu chuyên nghiệp. Hoặc khi dính các đòn knock down (KO) bạn bị ngất, phần đầu đập xuống sàn, hay do bị một cú đấm mạnh vào phần gáy. Tuy nhiên, trong tập luyện boxing vẫn luôn ưu tiên việc sử dụng dụng cụ bảo hộ đầu khi đấu tập. Nó sẽ giúp bạn giảm thiểu tác động từ cú đấm tới não bộ.

Những cú đấm vào phần hàm có thể khiến bạn bị khó nhai và cơn đau kéo dài
Những cú đấm vào phần hàm có thể khiến bạn bị khó nhai và cơn đau kéo dài

Các dấu hiệu đặc trung của chấn thương não bộ thường gây ngất. Tuy nhiên nếu sau 1 trận đấu từ 5 – 10 phút bạn gặp trình trạng khó thở, hay nôn mửa thì đó là báo hiệu bạn vừa có một trận đấu quá sức. Còn nếu tình trạng sau 15 phút xuất hiện đau đầu, ngất xỉu đột ngột thì đây là dấu hiệu sớm của chấn thương sọ não. Cần HLV, bạn bè, gia đình đưa tới bệnh viện gần nhất.

Những cú ngã đập đầu do dính đòn KO dễ gây chấn thương sọ não
Những cú ngã đập đầu do dính đòn KO dễ gây chấn thương sọ não

Để hạn chế tối đa tình trạng này cho bạn, hoặc người cùng tập với bạn hãy kiềm lực đấm và dợt kỹ thuật đòn theo bài tập có nhiệm vụ. Thay vì bạn xem người cùng tập như đối thủ thật sự. Luôn chấp hành việc sử dụng bảo hộ đầu khi đấu tập là cách giảm thiểu tối đa chấn thương này.

Chấn thương phần mềm – rách da

Chấn thương khi tập boxing còn được liệt kê trường hợp rách da hay trầy xước da. Loại chấn thương này là một trong những trường hợp thường thấy do học viên, người tập quên dán kỹ verclo khóa của găng tay boxing. Khiến cho phần móc bị thừa ra cọ sát vào vùng mặt khiến trầy xước da.

Phần da mắt rất dễ rách khi thi đấu boxing chuyên nghiệp
Phần da mắt rất dễ rách khi thi đấu boxing chuyên nghiệp

Trong thi đấu chuyên nghiệp thường do trường hợp bị rách mắt do phần da ở đó tương đối mỏng. Nhưng khi gặp các trường hợp trầy xước da, bạn nên thẩm định mức nặng nhẹ của vết thương. Nếu những vết thương hở cần sát trùng bằng các loại dung dịch chuyên dụng, thuốc đỏ… để tránh tình trạng nhiễm trùng hay nấm mốc xâm nhập vào từ vết thương.

Nếu bạn gặp các dấu hiệu vết thương chảy mủ, lâu lành, hay bất kỳ mùi khó chịu nên thăm khám ngay tại các bệnh viện để được thẩm định chính xác tình trạng.

Chấn thương hàm

Một cú tấn công vào hàm là điều không ai muốn nhận
Một cú tấn công vào hàm là điều không ai muốn nhận

Chấn thương hàm là dạng chấn thương thường gặp khi tập boxing của người mới. Nhất khi bạn trúng các đòn ngang vào vùng hàm, khiến phần cơ hàm bị tổn thương, mỏi. Gây ra tình trạng đau nhức, nói, nhai khó.

Nhưng vẫn có những trường hợp gãy xương hàm nặng do không có giáp bảo hộ đầu. Nên trong quá trình tập luyện, hãy nên tuân thủ và trang bị các dụng cụ bảo hộ đầu và bảo hộ răng. Điều này giúp bạn tránh được các trường hợp vỡ răng, đau hàm ảnh hưởng tới tính thẩm mỹ và sức khoẻ răng miệng của bản thân.

Chấn thương mô mềm khoang miệng

Đây là trường hợp chấn thương thường gặp nhất trong tập luyện đối kháng boxing. Dạng chấn thương này xảy ra khi phần hàm của bạn bị dính trực tiếp từ cú đấm. Dẫn tới việc má trong, hay môi bị va chạm với răng, hoặc răng cắn vào lưỡi dẫn tới chấn thương khoang miệng.

Để khắc phục tình trạng chấn thương mô mềm trong khoang miệng, bạn sẽ cần trang bị bảo hộ răng, giúp bảo hộ tránh tình trạng răng cắn vào các phần mô mềm trong miệng. Nhưng nếu gặp trình trạng này bạn nên vệ sinh răng miệng cùng với nước muối 0,9% hằng ngày, cảm giác đau nhức, hay xót sẽ giảm sau 3 ngày.

Chấn thương tâm lý

Mặc dù bạn tưởng chừng mình mạnh mẽ, nhưng ở bộ môn boxing bạn sẽ cần nghị lực để vượt qua những khó khăn, vất vả. Nên chấn thương tâm lý là một trong những chấn thương thường gặp khi tập boxing. Bởi bạn thua một đối thủ, hoặc bạn cảm thấy mệt mỏi với bài tập hay phải chăng làm hoài mà không đúng động tác. Dẫn tới bạn cảm thấy buồn chán và mất niềm tin vào bản thân.

Để chiến thắng bạn cần nghị lực thép để vượt qua mệt mỏi
Chỉ có sự dũng cảm, nghị lực vượt lên mới giúp bạn đi xa hơn

Đa phần đây chỉ là dạng chấn thương tâm lý tạm thời, chỉ có bạn mới khắc phục được nó. Nỗi sợ ai cũng có, vấp ngã ai cũng có, nhưng chỉ có chăm chỉ, cảm ơn những khó khăn trước mắt mới giúp bạn chinh phục được giới hạn của bản thân.

Chấn thương vùng mắt mũi

Chấn thương vùng mắt mũi, hầu như là dạng chấn thương thường gặp khi bạn tập boxing. Thường những chấn thương này do bạn nhận phải những cú đấm trực diện khi đấu tập. Nhưng nó không thực sự nguy hiểm cho sức khoẻ của bạn, các cơn đau nhức từ chấn thương mũi, mắt sẽ giảm dần từ 3 ngày đến 5 ngày. Tuy nhiên, trong thời gian hồi phục nó sẽ làm mất thẩm mỹ như bầm mắt, sưng mũi.

Đặc điểm khi bạn chơi bộ môn Boxing lâu dài, những chấn thương này thường sẽ ít tái lại và hồi phục nhanh, chỉ mất 2 đến 3 ngày là các vết bầm hầu như sẽ biến mất. Mặc khác nếu bạn là người mới, sau khi bị bầm mắt do đấu tập hãy sử dụng khăn bọc túi đá để chườm, nó sẽ giúp cho vết bầm đỡ sưng tấy.

2. Lý do mà bạn gặp phải chấn thương khi luyện tập boxing

Boxing và những chấn thương thường gặp nhất
Boxing và những chấn thương thường gặp nhất

Hầu như, các trường hợp chấn thương trong thi đấu hay quá trình luyện tập boxing thường xảy ra do các yếu tố như:

  • Cơ thể bạn đang quá tải việc tập luyện
  • Thời gian nghỉ ngơi phục hồi chưa đủ theo yêu cầu
  • Thói quen sinh hoạt thức khuya, ăn uống không đúng giờ
  • Chưa nắm vững hay sai kỹ thuật cơ bản
  • Tập luyện boxing không có dụng cụ bảo hộ
  • Thiếu ăn uống, bổ sung dinh dưỡng sau tập luyện
  • Khởi động chuyên môn sơ sài thiếu các bài khởi động, giãn cơ động và giãn cơ tĩnh.

Đây là 7 lý do thường gặp nhất khiến bạn bị tăng nguy cơ chấn thương trong quá trình tập luyện bộ môn đấm bốc. Hầu như, khi bạn bắt đầu một lộ trình học boxing, nó sẽ đòi hỏi bạn cần thay đổi thói quen tốt cho cơ thể, để có thể tải và hồi phục cơ thể sau những bài tập đấm.

Những bước giúp giảm nguy cơ chấn thương khi tập boxing:

  • Bước 1: Bạn cần đảm bảo chế độ dinh dưỡng của bản thân, nhiều chất xơ, vitamin dưỡng chất, tinh bột và lượng đạm cần thiết cho cơ thể. Ví dụ như 2-1-1: 2 phần đạm, 1 phần chất xơ từ rau củ quả, 1 phần tinh bột (khoai mì, cơm, khoai lang, khoai tây…) cho mỗi bữa.
  • Bước 2: Bạn cần đảm bảo thời gian nghỉ ngơi hợp lý cho người tập boxing. Khi tham gia bộ môn Quyền Anh bạn sẽ cần tuân thủ thời gian biểu ngủ trước 23:00 mỗi ngày ( Ít nhất ngủ 8 tiếng, tối đa 9 tiếng). Thời gian tập luyện từ 1 tiếng đến tối đa 1 tiếng 45 phút mỗi ngày để cải thiện thể lực và khoẻ hơn.
  • Bước 3: Tuân thủ tốt hướng dẫn từ Huấn Luyện Viên cho các bài khởi động, biên độ đòn, tránh các tình trạng trải nghiệm các động tác mới mà bạn không hiểu lý thuyết đòn của nó. Vì rất dễ làm bạn đánh vượt biên độ chịu đựng của khớp, cơ. Nguy hiểm hơn là khoá khớp cột sống, tăng nguy cơ đau lưng và chấn thương.

Đây là những lưu ý từ kinh nghiệm tập boxing của mình, đương nhiên đây chỉ là một lời khuyên, nếu bạn đang nằm trong tình trạng chấn thương, hãy tới gặp bác sĩ để nhận được thẩm định y khoa tốt nhất và phác đồ điều trị tốt nhất.

Hình ảnh CLB Boxing Ngôi Sao Gia Định
Hình ảnh CLB Boxing Ngôi Sao Gia Định

Kết bài

Trên đây là toàn bộ nội dung “lý do và 8 loại chấn thương thường gặp khi tập luyện boxing”. Mong rằng qua bài viết này giúp bạn có thêm nguồn tham khảo về phương pháp phòng tránh chấn thương khi chơi boxing. Nếu bạn đang cần một lò võ, phòng tập boxing uy tín, Ngôi Sao Gia Định có thể là sự lựa chọn phù hợp với bạn. Chúc bạn có một ngày thật vui vẻ

CLB Ngôi Sao Gia Định

Share on facebook
Share on twitter
Share on linkedin
Share on pinterest
Share on telegram

Về tác giả

Chung
Chung
Chào mừng bạn đến với Ngôi Sao Gia Định. Mình là Chung Ngô đã có hơn 10 năm hoạt động trong lĩnh vực thể thao. Sở hữu kinh nghiệm và chuyên môn võ đối kháng, dinh dưỡng thể thao và nhiều hơn thế. Mong rằng những nội dung nguyên gốc này sẽ giúp bạn hiểu hơn về bộ môn Boxing, Muay Thái, Kickboxing.
Thầy Nguyễn Đức Tài - Trưởng bộ môn Kickboxing - Muay Thái Quận Bình Thạnh TPHCM

Thầy Nguyễn Đức Tài

Đã kiểm duyệt nội dung

Thầy Nguyễn Đức Tài, 50 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực võ thuật đối kháng, hiện đang đảm nhiệm vai trò Trưởng bộ môn Kickboxing, Muay Thái Quận Bình Thạnh, đương nhiệm chủ quản lò võ Ngôi Sao Gia Định.

Mục Lục
error: Bạn ơi đừng copy