Tập boxing bị đau cổ tay: nguyên nhân và giải pháp phục hồi

Tập boxing bị đau cổ tay nguyên nhân là gì?
Mục Lục

Tập boxing bị đau cổ tay do đâu? Những cách nào để khắc phục tình trạng này? Có phải chăng đây là những câu hỏi của bạn. Hãy tham khảo ngay bài viết “Tập boxing bị đau cổ tay: nguyên nhân và giải pháp phục hồi” này nhé!

Nguyên nhân khiến bạn đau cổ tay sau khi tập boxing

Đau cổ tay sau khi tập boxing nguyên nhân do đâu?
Đau cổ tay sau khi tập boxing nguyên nhân do đâu?

Vấn đề đau cổ tay sau khi tập boxing không mấy xa lạ do sai phương pháp tập luyện. Mặc dù bạn có trang bị bảo hộ băng tay, găng tay rất kỹ. Nó có thể do rất nhiều nguyên nhân dẫn tới trường hợp đau nhức phần cổ tay.

Do đấu tập

Ở trong trường hợp này có thể do trong lúc tập đánh đòn thẳng – Jab boxing hay đòn ngang – Hook boxing. Điểm tiếp xúc bị sai lệch hay cú đấm bị ngoác hoặc trượt ra khiến sự chính xác tổng thể của đòn đấm đi lệch quĩ đạo vốn có. Sau một cú đấm sai điểm tiếp xúc, hay sai kỹ thuật nó sẽ dẫn tới nguy cơ gây áp lực lên phần cổ tay, mu bàn tay của bạn tạo ra cơn đau buốt lan truyền tới não bộ.

Do đấm bao cát sai cách

Ở trường hợp với bao cát, có cũng sẽ tương tự như đấu tập. Nhưng đa phần do khi tập luyện cùng bao đấm bốc, bạn bị cuốn theo nhịp tấn công. Cố gắng bồi những nắm đấm mạnh, tuy nhiên thiếu sự kiểm soát về biên độ đòn hay độ chính xác, dẫn tới việc hầu nhưng những cú đấm ngang bị trượt qua bao. Hoặc thậm chí đòn thẳng boxing bị hướng lên trên hay hướng xuống. Gây ra tác động xấu tới phần khớp cổ tay của bạn.

Cũng có những trường hợp ít thấy, người tập khi đấm vào bao cát trong tình trạng không nắm chắc nắm đấm khi tung đòn. Dẫn tới tay hay cổ tay không chịu tải được lực đấm.

Do sai kỹ thuật đòn đấm

Một trong những nguyên nhân khiến cổ tay bị đau khi tập boxing thì nắm đấm sai cách hay đấm sai cách là nguyên nhân phổ biến nhất mà các bạn mới tập hay mắc phải.

Không thẳng cổ tay khi đấm dễ gây ra chấn thương đau cổ tay
Không thẳng cổ tay khi đấm dễ gây ra chấn thương đau cổ tay

Thẳng cổ tay khi đấm giúp đòn đánh chắc hơn và an toàn cho cổ tay.

Thẳng cổ tay trong lúc đấm boxing giúp không bị chấn thương đau cổ tay
Thẳng cổ tay trong lúc đấm boxing giúp không bị chấn thương đau cổ tay

Xem thêm:

Điều gì khiến bạn tập boxing bị đau cổ tay? 

Đau tay cổ tay do tập boxing nguyên nhân là gì
Đau tay cổ tay do tập boxing nguyên nhân là gì

Ở phần trên là những nguyên nhân gây ra chấn thương cổ tay khi tập boxing. Vậy vấn đề này “có nguy hiểm không” – tất nhiên “Không” nhưng bạn cần lưu ý những điều sau đây để tránh gặp lại những cơn đau hiện tại:

  • Luôn khởi động kỹ các bài tập khởi động chuyên môn, căng cơ tĩnh, giãn cơ động.
  • Thực hiện các động tác có kiểm soát biên độ và điểm tiếp xúc đòn đấm.
  • Trang bị các loại thiết bị tập luyện và bảo hộ chuyên môn như: băng đai, găng tay boxing…
  • Áp dụng các chế độ tập luyện khoa học, cân bằng các giáo án nặng và thời gian hồi phục hợp lý.
  • Luôn căng cơ cổ tay sau khi thực hiện 1 động tác quá sức chịu đựng của cổ tay

5 loại chấn thương ở cổ tay thường gặp khi tập boxing

Hình ảnh bác sỹ băng bó phần cổ tay bị đau do tập boxing
Hình ảnh bác sỹ băng bó phần cổ tay bị đau do tập boxing

Nếu bạn đang gặp tình trạng chấn thương cổ tay khi tập boxing là không thể chủ quan. Bởi nếu để thời gian dài, hay tái đi tái lại nó sẽ ảnh hưởng khá nhiều tới chất lượng đời sống của bạn.

Nên nếu từ 2 ngày mà cơn đau không giảm, hãy tới ngay bệnh viện gần nhất để được thăm khám và có phát đồ điều trị thích hợp.

Khuyến cáo cơn đau cổ tay khi tập boxing

Cơn đau từ cổ tay thường do các loại chấn thương sau đây:

Bong gân

Bong gân là một chấn thương thường thấy ở mức nhẹ và hầu như những người tham gia tập boxing đều trải qua chấn thương này. Nguyên nhân chính của tình trạng này là do boxer thực hiện các cú đấm mạnh, và thiếu xót trong kỹ thuật đấm bốc dẫn đến bong gân cổ tay, tổn thương ở ngón trỏ và các khớp ngón tay út (có thể gặp). 

Gãy xương

Gãy xương tay là điều hiếm gặp khi tập luyện boxing, hoặc có thể xuất hiện trường hợp vỡ khớp tay do va chạm mạnh giữa 2 tay đấm nếu thiếu tập trung khi luyện tập, thi đấu. Mặt khác có thể xuất hiện tình trạng này do verclo khóa của găng tay không chặt, tay bạn bị tụt ra khỏi găng. Điều này làm giảm khả năng bảo hộ của găng tay boxing.

Thế nên hãy chắc chắn găng đấm bốc vừa với kích cỡ tay bạn, verclo khoá găng luôn trong tình trạng dán chặt. Nó sẽ giúp bạn bảo vệ xương bàn tay, khớp hạn chế tối đa tình trạng gãy xương khớp tay.

Chấn thương phần mềm

Chấn thương phần mềm là dạng chấn thương nhẹ trong boxing vì nó gây ra cơn đau chủ yếu xảy ra ở phần mềm, nhóm cơ. Trong đó, phần da tay ở các đốt ngón tay luôn là vị trí thường gặp chấn thương rách da nhất. Tuy nhiên có vài trường hợp do verclo khoá găng cứa trầy da ở vùng cổ tay.

Tuy nhiên, trường hợp này không nguy hiểm, nhưng nó sẽ làm bạn bị xót da gây khó chịu.

Xem thêm:

Cách phòng tránh tình trạng bị đau cổ tay khi tập boxing 

Các biến chứng đau do tập boxing có thể nặng hay nhẹ tuỳ trường hợp. Tuy nhiên, nếu bạn cảm thấy quá đau nhức trong thời gian dài, hãy gặp Bác sĩ hay những người có chuyên môn về cơ xương khớp để thẩm định trường hợp cho bạn. Nhưng để phòng tránh chấn thương khi tập boxing, đây có lẽ là những cách phòng tránh mà bạn muốn tham khảo:

Có thể bạn muốn xem thêm: 7 cách chống chấn thương khi đấm bao cát boxing

Sử dụng đồ bảo hộ 

Luôn sử dụng găng tay boxing để bảo vệ cổ tay khi tập boxing
Luôn sử dụng găng tay boxing để bảo vệ cổ tay khi tập boxing

Đồ bảo hộ được sản xuất giúp bạn phòng tránh chấn thương có thể gặp khi tập boxing. Mặc dù đây là những đồ dùng cá nhân có mức đầu tư khá cao khi tập luyện boxing. Tuy nhiên, nó hầu như đem lại tính hiệu quả, giảm thiểu tối đa chấn thương có thể gặp phải. Những dụng cụ mà bạn có thể tham khảo như:

  • Găng tay boxing: Đây là dụng cụ giúp giảm các chấn thương khớp tay và giúp dàn trải lực đấm khi tiếp xúc vào đối thủ. Để lựa chọn găng tay bảo hộ phù hợp, bạn nên tập trung vào chất đệm dày và khả năng ôm trọn của mút bảo vệ. Đối với găng tập với bao cát là 12 oz, găng đấu tập là 14 oz.
  • Băng đa: hay còn được gọi là băng đa quấn tay là một loại dây vải có chất thun nhẹ để quấn quanh các khớp và cổ tay nhằm cố định khớp và giảm phản lực từ cú đấm lên khớp tay. Băng đa tốt là loại dài 3M có chất thun ôm khít phần khớp ngón tay, giúp phòng ngừa hạn chế bong gân, gãy xương và đau khớp cổ tay. 

Thực hiện kỹ thuật quấn băng đa đúng cách 

Luôn băng tay trước khi luyện tập boxing
Luôn băng tay trước khi luyện tập boxing

Băng đa là sản phẩm hầu như người tập luyện boxing đều cần nhất. So với việc đấm bao đấm boxing với đôi tay trần hoặc găng tay thiếu quấn băng đa đều tiềm ẩn nguy hiểm tăng cao các nguy cơ chấn thương dễ thấy như: Bong gân, vỡ khớp cổ tay, vỡ xương khớp tay.

Vậy nên, bạn cần đảm bảo rằng mình đã quấn băng theo đúng kỹ thuật quấn từ huấn luyện viên. Hay ít nhất 3 vòng ở các vùng cần cố định như bàn tay, cổ tay và đan chéo ở phần ngón tay cái 2 – 3 vòng. Mặc dù quấn kỹ sẽ rất tốt, nhưng khi thực hiện kỹ thuật quấn băng tay, bạn hạn chế quấn quá chặt để tránh làm tay bị tê hay giảm lưu thông máu. 

Đấm đúng kỹ thuật

Hầu như, khi bạn bắt đầu tới một lớp học boxing huấn luyện viên đều sẽ chỉ dẫn bạn khá kỹ về kỹ thuật đấm. Nhưng không ai cũng có thể làm ngay được nhất là những đòn thẳng tay sau hay đòn ngang boxing. Vậy nên trong quá trình tập ngoài đảm bảo đúng kỹ thuật, bạn nên tiết giảm lực của đòn đấm và tinh chỉnh độ chính xác. Để phòng ngừa tình trạng tập boxing bị đau cổ tay.

Giải pháp phục hồi sau khi gặp chấn thương cổ tay

Luôn băng tay đúng cách khi tập boxing

Cần làm gì để giảm đau cổ tay sau khi tập boxing?

Bước 1: bạn cần chườm đá để giảm sưng tấy

Để giảm đau cổ tay sau tập boxing bạn cần chườm đá

Bạn hãy lấy đá, cho vào túi chườm và chườm cổ tay từ 10 – 15 phút. Cơn đau sẽ giảm dần theo thời gian. Hạn chế sử dụng dầu nóng bôi lên ngay lúc này, nó sẽ làm nặng hơn tình trạng đau ở cổ tay.

Bước 2: Bạn cần cố định bàn tay bằng băng thun

Sử dụng băng thun để cố định phần cổ tay và bàn tay

Tại bước này, bạn sẽ cần mua băng thun tại các cơ sở nhà thuốc, cửa hàng bán dụng cụ y tế. Sau đó thực hiện kỹ thuật băng cố định vùng đau. Nếu cơn đau kéo dài do chấn thương bạn sẽ cần đi tới bệnh viện để được thăm khám và chẩn đoán

Bước 3: Nghỉ ngơi hạn chế hoạt động mạnh vùng cổ tay bị đau

nghỉ ngơi để phục hồi chấn thương cổ tay

Trong quá trình nghỉ ngơi phục hồi phần cổ tay bị đau này, bạn không nên hoạt động mạnh ở vùng cổ tay bị đau sau tập boxing. Hãy tránh những việc nặng như mang, xách, dắt xe ở vùng tay này. Cơn đau sẽ kéo dài từ 5 đến 7 ngày.

Trên đây là toàn bộ nội dung “Tập boxing bị đau cổ tay: nguyên nhân và giải pháp phục hồi“. Mong rằng nội dung này đem tới bạn những thông tin hữu ích khi tập luyện boxing. Nếu bạn đang tìm nơi học boxing bài bản hãy thử tham khảo lớp học tại Ngôi Sao Gia Định nhé.

CLB Ngôi Sao Gia Định

Share on facebook
Share on twitter
Share on linkedin
Share on pinterest
Share on telegram

Về tác giả

Chung
Chung
Chào mừng bạn đến với Ngôi Sao Gia Định. Mình là Chung Ngô đã có hơn 10 năm hoạt động trong lĩnh vực thể thao. Sở hữu kinh nghiệm và chuyên môn võ đối kháng, dinh dưỡng thể thao và nhiều hơn thế. Mong rằng những nội dung nguyên gốc này sẽ giúp bạn hiểu hơn về bộ môn Boxing, Muay Thái, Kickboxing.
Thầy Nguyễn Đức Tài - Trưởng bộ môn Kickboxing - Muay Thái Quận Bình Thạnh TPHCM

Thầy Nguyễn Đức Tài

Đã kiểm duyệt nội dung

Thầy Nguyễn Đức Tài, 50 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực võ thuật đối kháng, hiện đang đảm nhiệm vai trò Trưởng bộ môn Kickboxing, Muay Thái Quận Bình Thạnh, đương nhiệm chủ quản lò võ Ngôi Sao Gia Định.

Mục Lục
error: Bạn ơi đừng copy