Phân phối sức bền trong boxing như thế nào?

Phân phối sức bền trong boxing như thế nào
Mục Lục

Không chỉ boxing, mà hầu như các bộ môn võ đối kháng Kickboxing, Muay Thái, Judo, hay MMA đều yêu cầu vận động viên, võ sĩ cần học cách phân phối sức bền. Nhưng liệu bạn đã hiểu rõ cách phân phối sức bền trong một trận đấu hay chưa? Hãy cùng Ngôi Sao Gia Định điểm qua tại bài viết này nhé.

*Võ đối kháng ý chỉ tên gọi chung, bạn có thể áp dụng công thức hay khái niệm tại bài viết này cho những môn Muay Thái, Kickboxing, Boxing, MMA…

1. Điều gì khiến sức bền bạn bị tiêu hao trong trận đấu?

Lý do sức bền bị hao hục trong thi đấu
Lý do sức bền bị hao hục trong thi đấu

Thông thường, sức bền là khả năng hoạt động bền bỉ của cơ thể trong một bài tập hay hành động được diễn ra thường trực. Nó cũng được tạo nên từ những yếu tố di truyền như ADN, thể chất, tố chất và một phần đến từ sự tập luyện khắc khổ và nghiêm túc. Nhưng trong võ thuật đối kháng hay boxing nói riêng, đằng sau sức bền sẽ còn có yếu tố thể lực chuyên môn.

Tuy nhiên, thể lực chuyên môn thường bị chi phối rất mạnh do nhịp độ trận đấu. VD như: Đối thủ ép bạn ra đòn, di chuyển dồn bạn vào góc đài, hay họ đẩy nhanh nhịp đấu và tung ra những đòn đôi công. Điều khác biệt duy nhất ở đây là bạn biết cách làm chủ con tim, nhịp hô hấp và xoay chuyển tình thế để tránh bị tiêu hao thể lực chuyên môn quá nhanh.

Thường thể lực chuyên môn còn được xem là khả năng hoạt động vượt ngưỡng, đẩy mọi sức mạnh từ nội tạng, hệ hô hấp… đáp ứng cho nhu cầu tăng tốc hoặc hoạt động cường độ cao kỵ khí trong thời gian ngắn. Cho nên khi bị đối thủ áp chế hoặc đẩy nhanh tốc độ trận đấu bạn thường sẽ gặp phải lỗi cơ cứng, sử dụng thể lực để phản công khiến nó bị tiêu hao nhanh chóng.

2. Nhịp độ ảnh hưởng khá nhiều đến sức bền của bạn?

Những yếu tố ảnh hưởng tới phân phối sức bền
Những yếu tố ảnh hưởng tới phân phối sức bền

Mặc dù, trong khi luyện tập bạn đã thực sự rất nghiêm túc, khắc khổ và mô phỏng đấm gió hoàn hảo việc bị áp sát, đôi công, bẻ góc hay xoay chuyển tình thế trận đấu. Nhưng nó vẫn chưa đủ để thể hiện khái niệm nhịp độ đấu trong boxing. Vì trong một trận đấu thực thụ nó còn bao hàm việc bạn bị đấm, nỗi sợ hãi và đối thủ là người kiểm soát nhịp thở, nhịp độ trận đấu của bạn.

Nếu như xem việc tập luyện cho thi đấu, bạn sẽ thấy rất nhiều võ sĩ có thể tung ra những cú đấm nhẹ nhàng tốc độ. Bởi họ đã có quá trình chuẩn bị kỳ công cho giải đấu và tranh giành huy chương. Dù vậy, khi một trận đấu được diễn ra, hầu như chỉ cần 4 hoặc 5 lần đôi công tốc độ cao, hầu như các võ sĩ đều xuống phong độ. Bởi tiết tấu trận đấu ảnh hưởng khá hiều đến thể lực của họ. Đó cũng là lí do bạn cần biết phân phối sức bề khi thi đấu võ thuật đối kháng.

5 điểm nhịp độ sẽ ảnh hưởng tới sức bền của bạn:

  • Nhịp độ ra đòn
  • Nhịp độ tấn công
  • Nhịp độ phòng thủ
  • Số lượng đòn hụt
  • Nhịp độ di chuyển

3. Cách phân phối sức bền trong võ đối kháng

Cách phân phối sức bền trong thi đấu boxing
Cách phân phối sức bền trong thi đấu boxing

Cách phân phối sức bền hay sử dụng thể lực hợp lý trong một trận đấu thực sự luôn là kiến thức chung mà một vận động viên cần lưu tâm. Hãy để Ngôi Sao Gia Định gửi đến bạn những phương pháp sau:

1. Duy trì sức bền bằng tấn công

Không có cách nào tuyệt vời hơn việc bạn áp đặt lối chơi cho đối thủ. Nó đồng nghĩa với việc bạn là người quyết định nhịp độ trận đấu. Lối chơi đậm chất tấn công, bắt buộc họ phải tung đòn đáp trả chuỗi đòn của bạn. Nhưng không chỉ tấn công mà bạn sẽ cần ngăn chặn họ áp sát bằng những pha di chuyển, bẻ góc và không cho cơ hội được tạo ra.

Những yếu tố counter, tấn công áp lực đôi lúc sẽ là phương pháp hay để bạn nắm giữ quyền kiểm soát nhịp độ trận đấu. Khi thể hiện sự nhỉnh hơn về phong độ là cách bạn sẽ duy trì sức bền, thể lực một cách tốt nhất,

2. Kiểm soát nhịp độ bằng phòng thủ phản công

Một phần của kỹ thuật counter, nhưng những kỹ năng phòng thủ phản đòn lại là phương pháp tốt để gìn giữ thể lực. Đa phần những cú đấm đòn phản ít tiêu hao thể lực hơn và những cú đấm này thường tạo ra sức công phá mạnh mẽ lên sức bền của đối thủ.

Đó chính là lý do không ít các võ sĩ nổi tiếng thường tập trung khá nhiều vào đỡ đòn và nhịp độ lách né để làm tiêu biến thể lực của đối thủ.

3. Phân phối sức bền bằng khả năng áp đảo

Võ thuật đối kháng sở hữu điểm mạnh đến từ tư duy và phán đoán nhạy bén, nên bạn có thể áp dụng các phương pháp hù doạ, tăng nhịp đi vào để đối phương bị cuốn theo lối đánh. Đa phần những kỹ năng đi vào không tấn công đều giúp tăng nhịp độ trận đấu lên cao. Đối thủ bắt buộc phải tung các đòn phản công, đánh chặn để ngăn bạn áp sát.

Biến thiên trong lối đánh, khai thác đòn hợp lý sẽ giúp bạn phân phối sức bền và tiêu huỷ thể lực của đối thủ hiệu quả nhất.

Lời kết

Trên đây là toàn bộ nội dung “Phân phối sức bền trong boxing như thế nào?” cũng như cách để phá huỷ thể lực của đối thủ trong bộ môn võ đối kháng. Mong rằng những chia sẻ đến từ Ngôi Sao Gia Định giúp bạn có thêm kiến thức và trải nghiệm thi đấu. Nếu bạn đang cần lộ trình học boxing, chúng tôi luôn là sự lựa chọn tốt nhất.

CLB Ngôi Sao Gia Định

Share on facebook
Share on twitter
Share on linkedin
Share on pinterest
Share on telegram

Về tác giả

Chung
Chung
Chào mừng bạn đến với Ngôi Sao Gia Định. Mình là Chung Ngô đã có hơn 10 năm hoạt động trong lĩnh vực thể thao. Sở hữu kinh nghiệm và chuyên môn võ đối kháng, dinh dưỡng thể thao và nhiều hơn thế. Mong rằng những nội dung nguyên gốc này sẽ giúp bạn hiểu hơn về bộ môn Boxing, Muay Thái, Kickboxing.
Thầy Nguyễn Đức Tài - Trưởng bộ môn Kickboxing - Muay Thái Quận Bình Thạnh TPHCM

Thầy Nguyễn Đức Tài

Đã kiểm duyệt nội dung

Thầy Nguyễn Đức Tài, 50 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực võ thuật đối kháng, hiện đang đảm nhiệm vai trò Trưởng bộ môn Kickboxing, Muay Thái Quận Bình Thạnh, đương nhiệm chủ quản lò võ Ngôi Sao Gia Định.

Mục Lục
error: Bạn ơi đừng copy