Chắc hẳn bạn đã biết môn võ Muay Thái được mệnh danh là hung thần trên sàn đài. Ngoài những đòn chỏ bén lẹm, thì kỹ thuật đòn gối Muay Thái cũng mang một bản sắc rất riêng không trùng lấp với bất kỳ môn võ nào. Tập trung tấn công vào phần thân, đòn gối vẫn luôn là niềm khiếp sợ với các võ sĩ. Cùng Ngôi Sao Gia Định thử xem kỹ thuật lên gối Muay Thái nguy hiểm như thế nào nhé!
Kỹ thuật gối cơ bản
Kỹ thuật gối là một trong những kỹ thuật cơ bản của Muay Thái. Một mặt là đòn đánh tầm gần, thế nhưng khi kết hợp với tay chân, cùi chỏ. Đầu gối dường như trở thành vũ khí gây sát thương chết người với đối thủ. Nếu so sánh sự ngang tàng của đòn gối với đòn cùi chỏ, dường như gối lại có sức công phá mãnh liệt hơn do tầm tấn công trực tiếp vào gan, chấn thủy, xương sườn.
Khi dính trọn lực đòn này, bạn sẽ cảm thấy khó thở hay không thể thở, có vị đắng trong khoang miệng. Khụy gối theo bản năng và mất đi ý chí chiến đấu nếu không có sự rèn luyện và tính kiên trì. Có lẽ vì vậy mà những người mới tập thường khó có thể kiên trì khi tập đòn này.
Để học được đòn gối bạn nên bắt đầu với bài tập đứng bằng một chân và một chân co thủ, nhằm mục đích tăng khả năng giữ thăng bằng. Khi đã dần quen với tư thế trên, bạn có thể tập luyện kỹ thuật lên gối với bao cát hoặc tường. Hay đơn thuần có thể nhờ HLV tại Ngôi Sao Gia Định ôm lamper dẫn đòn gối!
Sử dụng đầu gối như thế nào?
Như đã nói ở phần trên mục tiêu của gối tập trung vào phần thân. Ngoài ra, tùy vào từng thời điểm trong trận đấu bạn cũng có thể thúc gối lên phần phía trước cằm khi đối thủ co mình. Lưu ý chính cho kỹ thuật đòn gối Muay Thái là gối phải thẳng, nhanh, mạnh và gọn hết sức có thể. Và điều này cần sự rèn luyện nghiêm túc của bạn để luyện tập được gối sắt bén.
Bạn có thể dễ dàng tăng tốc độ cho đòn gối Muay Thái với bao cát. Nhưng hãy nhớ canh vừa sức của mình hay lắng nghe kỹ mục tiêu từ HLV để tránh tình trạng mệt đứt hơi và sốc hông. Sau bài tập gối, bạn hãy đi bộ để điều hòa lại hơi thở. Đừng nằm gục trên sàn điều này sẽ ảnh hưởng xấu tới tim bạn.
=> Gợi ý nhỏ cho bạn: Muay Thái và Kickboxing điểm khác biệt?
7 kỹ thuật lên gối trong Muay Thái
Khi đã hiểu thế nào kỹ thuật gối cơ bản. Thì tại phần này bạn hãy cùng chúng mình tìm hiểu sâu hơn về kỹ thuật đánh gối của Muay Thái nhé!
1. Kao Tone
Gối thẳng hay đòn Kao Tone bằng cách đẩy mạnh đầu gối thẳng về phía trước. Kao Tone thường được dùng kết hợp (đòn kèm) sau khi đánh chỏ làm đối phương cúi xuống. Điểm tấn công là phần thân và các chỗ cao ngang cằm.
2. Kao Dode
Gối nhảy hay được biết đến là Kao Dode. Khi đánh đòn này bạn cần đẩy mạnh đầu gối về phía mục tiêu khi bắt đầu bật lên.
3. Kao Nui
Gối nhỏ tên kỹ thuật này là Kao Nui thường được dùng để làm đòn phá hay phản đòn khi đối phương có ý định nhất chân lên gối. Gối nhỏ sẽ tấn công trực tiếp vào phần đùi trong của đối thủ.
4. Kao Kratai
Kao Kratai (gối thỏ): Được dùng trong trường hợp ép góc đài hoặc giữa sàn để tiêu hao sức lực và sự dẻo dai của đối phương.
5. Kao La
Gối biệt – Kao La Sử dụng sau khi ghì khóa chặt đối phương, mục đích để tự thoát khỏi thế ghì an toàn. Bằng cách đẩy đầu gối song song với mặt sàn.
6. Kao Lod
Gối thấp được dùng trong trường hợp khi tấn công Kao Tone bị trượt. Bằng cách hạ thấp đầu gối xuống, tránh để đối phương đánh lại.
7. Kao Loi
Gối bay hay Kao Loi bằng cách lấy đà hướng gối đâm thẳng vào phần bụng hoặc phần đầu của đối thủ để dứt điểm. Đây là kỹ thuật được xem hiệu quả nhất mà các võ sĩ thường sử dụng. Thế nhưng, trước khi sử dụng đòn này bạn cần tập luyện nhuần nhuyễn. Bởi nếu đòn đánh chưa đủ “chín” bạn có thể dễ dàng trả giá chát chúa từ pha lao vào mạo hiểm này.
Trên đây là những chia sẻ đến từ Ngôi Sao Gia Định. Mong rằng qua bài viết này giúp bạn hiểu thêm 7 kỹ thuật lên gối của Muay Thái. Chúng mình tin rằng một ngày không xa bạn sẽ thành công trên con đường võ thuật của mình. Hãy nhớ chúng tớ luôn là địa điểm tốt nhất khi bạn muốn học Muay Thái!
Địa chỉ: 2A Phan Chu Trinh, Phường 12, Bình Thạnh, Thành phố Hồ Chí Minh 700000