ADHD là gì? Bằng chứng boxing giúp giảm ADHD

ADHD là gì? Bằng chứng boxing giúp giảm ADHD
Mục Lục

ADHD đang là một vấn đề nan giải đối với phụ huynh và những thanh thiếu niên đã trưởng thành. Nó là một dạng hội chứng bốc đồng, hiếu động thái quá. Nhưng tại sao boxing lại là một phương pháp giáo dục và liệu pháp hành vi hiệu quả với hội chứng này? Hãy cùng tham khảo nội dung này cùng với HLV của CLB Ngôi Sao Gia Định.

1. ADHD là gì?

ADHD được viết tắt của Attention Deficit Hyperactivity Disorder, thuật ngữ y khoa Rối loạn tăng động giảm chú ý. Đây là một hội chứng có dấu hiệu như không chú ý, hiếu động thái quá và hấp tấp, bốc đồng.

Theo Diagnostic and Statistical Manual of Mental Disorders, Ấn bản thứ năm (DSM-5) có 3 dạng thường gặp nhất của ADHD:

  • Giảm chú ý
  • Tăng động, bốc đồng
  • Sự hỗn hợp của cả 2 dạng trên.

Để điều trị hội chứng ADHD, đối tượng cần gặp trực tiếp bác sĩ chuyên khoa về thần kinh thăm khám và được kê đơn biệt dược như thuốc hướng thần, liệu pháp hành vi, và các can thiệp giáo dục (đối với thanh thiếu niên).

Đây là một dạng hội chứng không chỉ xuất hiện ở trẻ em, mà đối với người trưởng thành cũng gặp hội chứng này do áp lực công việc, cuộc sống, dẫn tới trầm cảm hoặc stress.

Adhd là gì
Adhd là gì

2. Dấu hiệu nhận biết mắc hội chứng ADHD là gì?

Đây là một loại hội chứng khó có thể xác định cụ thể, chỉ có những dấu hiệu nhận biết. Chúng tôi không thể đưa ra kết luận thay một bác sỹ có thẩm quyền và bằng cấp chuyên môn. Nên đây sẽ là thông tin tham khảo để bạn có thể tới một cơ sở, bệnh viện uy tín để làm các đánh giá và kiểm tra chuyên sâu.

1. Biểu hiện ADHD ở trẻ em

Những dấu hiệu ban đầu sẽ dần xuất hiện khi trẻ 4 tuổi và không thay đổi trước 12 tuổi. Độ tuổi để làm những chẩn đoán tốt nhất là từ 8 – 10 tuổi;

Các triệu chứng và dấu hiệu ADHD chính bao gồm:

  • Mất chú ý
  • Hấp tấp, bốc đồng
  • Tăng động

Giảm chú ý có xu hướng xuất hiện khi trẻ tham gia hoạt động hay nhiệm vụ đòi hỏi sự chú ý, thời gian phản ứng nhanh, quan sát và nhận biết, lắng nghe một cách có hệ thống và liên tục.

Tính hấp tấp, bốc đồng có thể kiểm tra thông qua các hành động vội vàng có khả năng dẫn đến kết quả tiêu cực (ví dụ ở trẻ em, chạy qua đường mà không quan sát; ở thanh thiếu niên và người lớn, đột nhiên nghỉ học hoặc nghỉ việc mà không nghĩ đến hậu quả).

Tăng động có thể thấy được qua các hoạt động vận động quá mức. Trẻ em, đặc biệt là những trẻ bé, có thể gặp khó khăn khi ngồi yên (ví dụ như ở trường học hoặc nhà hàng, nhà thờ).

Giảm chú ý và hấp tấp, bốc đồng sẽ ảnh hưởng tiêu cực tới trẻ em như: ngăn cản sự phát triển khả năng học tập, suy nghĩ và lập luận, phát triển ở trường học và yêu cầu của xã hội.

Nhìn chung, khoảng 20 – 60% trẻ bị ADHD sẽ bị suy giảm khả năng học tập. Ở hầu hết trẻ bị ADHD sẽ bị họ lực yếu vì giảm tập trung (quên các chi tiết đã học) và hấp tấp (trả lời mà không suy nghĩ).

Dấu hiệu nhận biết ở trẻ có thể bộc lộ sớm trong hành vi như khả năng chịu đựng kém, thường hay phản đối, giận dữ, hung hăng, kém về kỹ năng xã hội và các mối quan hệ bạn bè, rối loạn giấc ngủ, lo lắng, khó chịu, trầm cảm, và hay thay đổi tâm trạng thất thường.

2. Biểu hiện ở người lớn

Mặc dù ADHD được xem là một chứng rối loạn của trẻ em và được bộc lộ dễ thấy từ 4 tuổi đến 12 tuổi, nhưng đối với những người lớn không được chẩn đoán từ sớm, đều có thể mang theo hội chứng này tới khi trường thành. Mặc dù chẩn đoán đôi khi có thể không được công nhận đến tuổi thiếu niên, nhưng một số biểu hiện đã có trước 12 tuổi.

Ở người lớn, các triệu chứng ADHD sẽ bao gồm:

  • Khó tập trung
  • Khó khăn hoàn thành công việc
  • Dễ thay đổi tâm trạng
  • Thiếu kiên nhẫn
  • Khó khăn trong việc duy trì các mối quan hệ

Sự tăng động ở người lớn thường biểu hiện ít tiêu cực hơn ở trẻ, điển hình như bồn chồn và lo lắng. Người lớn có ADHD thường gây ra ảnh hưởng khá nhiều tới nghề nghiệp, giảm thành tích học vấn, tăng tỷ lệ lạm dụng chất gây nghiện và phạm tội. Phổ biến hơn là tai nạn giao thông và phạm luật.

ADHD ở người lớn thường khó chẩn đoán hơn. Do có thể nhầm lẫn với các hội chứng khác như thay đổi tâm trạng, rối loạn lo âu và rối loạn sử dụng chất gây nghiện. Nên quá trình thăm vấn này, bác sĩ sẽ hỏi các dấu hiệu đã từng xảy ra dưới 12 tuổi của bệnh nhân.

3. Bằng chứng bộ môn boxing giúp trẻ hoà nhập với cộng đồng

Bằng chứng boxing liệu pháp giúp trẻ mắc chứng ADHD
Bằng chứng boxing liệu pháp giúp trẻ mắc chứng ADHD

Theo tờ BBC về How boxing helps teenagers with ADHD, bộ môn boxing đang trở thành liệu pháp can thiệp hành vi và phương pháp giáo dục cho thanh thiếu niên.

Bởi dựa trên câu chuyện của các thanh thiếu niên ấy, chúng ta có thể thấy ngoài áp dụng các phương pháp y khoa và liệu trình điều trị. Boxing đang trở thành một công cụ giúp trẻ em kiểm soát tính hung hăn, hành vi và tăng tính nhận thức của bản thân. Vậy tại sao điều ấy lại xảy ra:

1. Trẻ em sẽ bắt đầu bằng tính kỷ luật

Khi trẻ tham gia vào một CLB Boxing hay lò võ sẽ bắt đầu hoà nhập vào sự kỷ luật, nó là một dạng yêu cầu trẻ tuân thủ và chú tâm vào bài tập. Nếu trẻ bộc lộ các biểu hiện chống đối hoặc hung hăn sự kỷ luật sẽ được áp dụng nhằm yêu cầu trẻ tuân thủ bài tập.

Kỷ luật có thể bao gồm:

  • Hít đất
  • Thụt dầu

Đôi khi biện pháp kỷ luật (dựa theo sức khoẻ) sẽ làm tăng tính hung hăn của trẻ, những trẻ sẽ nhận biết được mình đang làm gì, đồng thời nó sẽ góp phần giải phóng các năng lượng xấu, dư thừa ở trẻ.

2. Trẻ học được sự kiên trì

Boxing là một bộ môn mà trẻ sẽ bắt đầu học đấm, nhưng làm thế nào để trẻ có thể tải trọng lượng đòn của chính mình mới là điểm mấu chốt. Với những trẻ dù không mắc hội chứng ADHD, phương pháp giáo dục bằng việc đứng đấm nhiều đòn trong một thời gian dài dần sẽ giúp trẻ học cách đấm, giải phóng năng lượng xấu. Đồng thời gia tăng tính kiên trì ở trẻ, nó là điều cần thiết giúp trẻ học cách kiểm soát cảm xúc.

3. Kiểm soát cảm xúc và nhận biết hành động

Trong phương pháp đào tạo boxing, các đứa trẻ sẽ cần thực hành (đấu tập) với trẻ cùng thể trạng, đối với trẻ có xu hướng bạo lực mặc dù có thể tung cú đấm mạnh bạo, nhưng 1 phút 30 giây đứng trên sàn đài cũng sẽ nhận về những cú tương tự. Điều đó giúp trẻ hiểu sức mạnh của mình tác động lên bạn tập như thế nào và nó ảnh hưởng ra sao nếu mình gặp điều tương tự.

Sự kiểm soát trong hành vi và cách trẻ hoà nhập trong môi trường lò võ, dần là phương pháp tốt giúp hỗ trợ điều trị hội chứng ADHD và tăng tính giao tiếp cộng đồng.

Có thể bạn muốn xem thêm:

Kết luận

ADHD là hội chứng Rối loạn tăng động giảm chú ý thường gặp ở những trẻ từ 4 tuổi đến 12 tuổi, đôi lúc cũng có ở người lớn do không nhận thức mình mắc phải. Những dấu hiệu thường gặp bao gồm: Giảm chú ý, tăng động/ bốc đồng, hoặc cả 2 dạng. Trong đó, người mắc phải hội chứng này cần thăm khám và nhận chẩn đoán chính xác từ bác sĩ thông qua các xét nghiệm, sàn lọc và chẩn đoán để có kết quả chính xác.

Boxing chỉ là một bộ môn giúp trẻ hình thành tính kỷ luật, sự kiên trì, kiểm soát cảm xúc và nhận biết hành động. Qua đó một phần trở thành phương pháp giáo dục giúp trẻ hiểu hơn về sức mạnh bản thân, tăng mức độ chú ý và cải thiện tính giao tiếp cộng đồng. Mong rằng qua bài viết từ HLV Ngôi Sao Gia Định này giúp cho phụ huynh, bạn có thêm cái nhìn khác về lợi ích của boxing.

Hãy xem thêm chương trình học boxing cho trẻ của chúng tôi.

Bài viết này được tham khảo chuyên môn tại:

CLB Ngôi Sao Gia Định

Share on facebook
Share on twitter
Share on linkedin
Share on pinterest
Share on telegram

Về tác giả

Chung
Chung
Chào mừng bạn đến với Ngôi Sao Gia Định. Mình là Chung Ngô đã có hơn 10 năm hoạt động trong lĩnh vực thể thao. Sở hữu kinh nghiệm và chuyên môn võ đối kháng, dinh dưỡng thể thao và nhiều hơn thế. Mong rằng những nội dung nguyên gốc này sẽ giúp bạn hiểu hơn về bộ môn Boxing, Muay Thái, Kickboxing.
Thầy Nguyễn Đức Tài - Trưởng bộ môn Kickboxing - Muay Thái Quận Bình Thạnh TPHCM

Thầy Nguyễn Đức Tài

Đã kiểm duyệt nội dung

Thầy Nguyễn Đức Tài, 50 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực võ thuật đối kháng, hiện đang đảm nhiệm vai trò Trưởng bộ môn Kickboxing, Muay Thái Quận Bình Thạnh, đương nhiệm chủ quản lò võ Ngôi Sao Gia Định.

Mục Lục
error: Bạn ơi đừng copy