Bạn có, biết rằng MMA đã được công nhận tại Việt Nam. Vào ngày 30/05/2020 Liên đoàn Võ thuật tổng hợp Việt Nam chính thức thành lập. Vậy bạn đã biết MMA là gì hay chưa, UFC là gì? Những điều thú vị gì đã khiến bộ môn này nhận được sự đón nhận tại Việt Nam. Cùng Ngôi Sao Gia Định tìm hiểu thử nhé.
1. MMA là gì? Nguồn gốc của bộ môn này?
1.1 MMA là gì?
MMA là từ viết của cụm từ tiếng Anh Mixed Martial Arts, nghĩa là võ thuật tổng hợp hay đấu võ lồng. MMA ra đời từ sự đánh dấu chuyển mình của võ thuật. Nơi mà võ thuật được định nghĩa lại cho chủ đề “võ sĩ giỏi nhất là như thế nào?” Bởi đặc điểm chính của bộ môn MMA cho phép võ sĩ có thể đánh đứng hay đánh nằm, thay vì phải tách ra như trước đây.
Hay bạn cũng có thể hiểu, võ MMA là bộ môn thể thao tổng hợp các đòn thế của nhiều môn võ lại. Bao gồm các kỹ thuật gối, đá, đá, khóa, vật và chỏ.
Trong trận đấu MMA, người ta có thể thấy được những võ sĩ xuất thân từ những môn võ khác nhau như đấu vật, Boxing, Muay Thái, KickBoxing, Karate, Judo, BJJ… Và MMA được xem như là một môn võ thực chiến, cho phép sử dụng tất cả các đòn thế từ các võ phái khác nhau và miễn sao giành được chiến thắng.
1.2 Nguồn gốc của bộ môn MMA
Nếu bạn nhìn nhận đúng theo dòng lịch sử, nó có điểm đánh dấu chính xác khi võ sư Mitsuyo Maeda thách đấu nhiều bộ môn võ khác nhằm truyền bá tinh hoa Judo. Ngoài ra tiền thân của MMA còn có thể kể đến Vale Tudo – môn đối kháng tổng hợp ở Brazil vào những năm 1920, Ishu Kakutōgi Sen – loại hình đấu vật tổng hợp của Nhật Bản,… Nhưng nhìn chung. Những bộ môn trên vẫn chưa được quốc tế công nhận, vẫn mang khuôn khổ nghiệp dư.
Thuật ngữ MMA lần đầu tiên được nhắc tới bởi bình luận viên truyền hình Howard Rosenberg trong một bài đánh giá về một sự kiện thuộc UFC 1 1993. Sau đó, cụm từ tiếp tục được xuất hiện nhiều hơn trên các trang báo thể thao nổi tiếng. MMA còn được biết đến với những tên gọi khác như Ultimate Fighting, “No Holds Barred (NHB)”,… Và cuối cùng, cho đến khi một thành viên của ban tổ chức UFC, Jeff Blatnik, người chịu trách nhiệm về Ultimate Fighting Championship đã chính thức thông qua việc cho phép áp dụng tên gọi MMA
1.3 MMA bao gồm những môn võ nào?
Điều làm nên sự đặc biệt của bộ môn MMA chính là thể thức thi đâu của nó. Để tham gia thi đấu bộ môn võ này người võ sĩ cần tới 2 yếu tố chính: Đã là một võ sĩ của 1 bộ môn đối kháng nào đó và sở hữu kỹ năng, lối đánh đa dạng. Bạn có thể xem những yếu tố sau để hiểu thêm:
- Khóa siết: tấn công và hạn chế tấn công của đối thủ bằng cách khóa khớp, siết ngất hay vật ném của bộ môn Brazilian Jiu-jitsu, Judo,…
- Đánh đứng: gồm các thế phản công như đấm đá từ các môn Boxing, Kickboxing, taekwondo…
- Vật: Kéo, nắm, đè đối phương tương tự như lối vật Greco-Roman, vật tự do (Freestyle wrestling),…
- Kiểm soát: On mount đập búa…
Đây cũng là một trong nhiều minh chứng để đánh được MMA võ sĩ cần biết bao nhiêu môn võ và những môn võ nào cần học trước khi đánh MMA.
1.4 Những điều cần biết khi đánh MMA là gì?
Thông thường một trận đấu MMA sẽ gồm có 3 hiệp và mỗi hiệp kéo dài 5 phút. Riêng với trận chung kết sẽ yêu cầu các võ sĩ phải thi đấu liên tiếp 5 hiệp. Trận đối kháng MMA có thể kết thúc bằng nhiều cách khác nhau như:
– Hạ đo ván hay còn gọi là Knock Out; Ngay khi một võ sĩ bị đánh bất tỉnh, hay không còn có khả năng tự vệ. Trọng tài sẽ che chắn và giãn võ sĩ còn lại ra và tuyên bố chiến thắng dành cho người thực hiện cú KO.
– Đầu hàng hay còn gọi là submission khi một võ sĩ chấp nhận thua cuộc. Người võ sĩ sẽ làm cử chỉ như sau:
- Vỗ ba lần lên người đối thủ.
- Vỗ ba lần xuống sàn đài.
- Cất tiếng chịu thua (khi cả hai tay đều bị khóa).
– TKO – Technical Knockout hay đo ván kỹ thuật được tính như sau
- Trọng tài dừng trận đấu khi một trong hai võ sĩ đang bị áp đảo, không còn khả năng tự vệ. Có tình trạng chấn thương nặng như rách mắt, mặt chảy m.á.u quá nhiều hay gãy xương trong khi thi đấu.
- Bác sĩ yêu cầu dừng trận đấu.
- Ngưng trận đấu ngay lập tức khi Coach của một võ sĩ ném khăn trắng để chịu thua.
– Decision hay phán quyết của ban trọng tài.
– Forfeit hay đầu hàng khi một bên tuyên bố đầu hàng trước khi trận đấu bắt đầu.
– Disqualification loại khi liên tiếp vi phạm luật 3 lần
– No contest (hòa) trong trường hợp cả hai võ sĩ đều phạm những lỗi thô bạo, không thể kiềm chế hay cả 2 không thể tiếp tục thi đấu do chấn thương và trận đấu sẽ được tuyên bố hòa.
1.4 Luật của MMA là gì?
Các vòng đấu lồng sắt của MMA có độ dài năm phút. Và thường chỉ diễn ra trong vòng ba hiệp đấu giữa các trận. Trừ trường hợp đó là trận đấu tranh chức vô địch (hoặc sự kiện chính của UFC không có danh hiệu), thì cuộc thi đấu sẽ được kéo dài năm hiệp.
Một quan niệm mà mọi người thường nhầm lẫn là võ MMA không có quy tắc cụ thể. Thế nhưng, trong thực tế, bộ môn võ thuật này có rất nhiều quy tắc nhằm bảo vệ sức khoẻ của võ sỹ. “Bộ Quy tắc thống nhất” của võ thuật hỗn hợp là quy tắc phổ biến được áp dụng trên toàn thế giới.
Các quy tắc được ràng buộc rất cụ thể, ngay cả kích thước sàn đài MMA. Chúng bao gồm kích thước của khu vực giao tranh, thông số kỹ thuật về qui cách quấn băng tay MMA, điểm số chấm cho đòn đánh trúng, khi nào thì võ sĩ sẽ bị tính là phạm lỗi ở các trường hợp được liệt kê, cùng nhiều quy tắc khác.
Trong Quy tắc thống nhất, có hơn 25 lỗi phạm lỗi chính thức được liệt kê. Một số ví dụ như không được húc đầu đối thủ, không thực hiện những thủ thuật, tiểu xảo và không có hành vi phi thể thao gây thương tích cho đối phương (chọt vào mắt, đánh hạ bộ…). Nếu một lỗi được xác định thì trọng tài sẽ dựa theo tình huống để đưa ra hình phạt cho hành vi cố ý và thô bạo, anh ta có thể truất quyền thi đấu của đấu thủ.
Thông thường, một pha phạm lỗi sẽ bị trừ điểm. Và điều này có thể rất quan trọng trong một trận đấu ba hiệp ( điểm 10). Một võ sĩ nếu bị chơi xấu hay do hành vi phạm lỗi có tới năm phút để hồi phục.
2. UFC là gì? Luật lệ của UFC là gì?
2.1 UFC là gì?
UFC là viết tắt của cụm từ tiếng Anh Ultimate Fighting Championship nghĩa là Giải vô địch đối kháng đỉnh cao. Đây là tên gọi của tổ chức chuyên tổ chức giải đấu MMA. Vai trò của UFC là đẩy mạnh sự phát triển của MMA thông qua việc quảng bá giải đấu và tổ chức các trận đấu thật chất lượng. Cũng như tạo ra nguồn thu từ các hoạt động quảng bá.
2.2 Nguồn gốc
Giải UFC đầu tiên được ra mắt vào 11/1993 tại Mỹ. Sau khi nhận được nhiều sự phản hồi tích cực từ cộng đồng hâm mộ, giải tiếp tục diễn ra vào tháng 3/1994 và tháng 9/1994. Rồi tiếp tục cho đến thời điểm bây giờ, cứ định kỳ 3-4 tháng, UFC sẽ lại bắt đầu khởi tranh giải trong sự háo hức của hàng trăm triệu khán giả trên toàn thế giới.
2.3 Những điểm khiến UFC đặc biệt là gì?
UFC không phải là giải đấu tổ chức thi đấu MMA duy nhất trên thế giới. Ngoài UFC bạn cũng có thể xem giải Bellator Fighting Championship BFF ( hiện đang có hơn 600.000 người theo dõi) mỗi kỳ. Hay giải Cage Warriors với sự góp mặt của những võ sĩ hàng đầu Thế Giói.
Tuy nhiên, nếu xét về quy mô và tầm ảnh hưởng thì UFC sẽ đứng đầu giải đấu MMA. Với hơn 800 triệu lượt xem trên toàn thế giới và công chiếu ở 145 quốc gia, được phiên dịch 28 ngôn ngữ chỉ tính riêng truyền hình trực tiếp.
2.4 Luật lệ của UFC là gì?
Để đảm bảo sức khỏe cho các võ sĩ. Cùng phát triển bộ môn MMA, thế nên MMA được xem là nơi có bộ luật nghiêm khắc nhất. Tất cả mọi luật lệ được xây dựng chắt chẽ và những phần luật riêng chưa từng có. Điển hình trong bộ luật của MMA quy định chi tiết các điều cấm kị, kích thước sàn, hạng cân và dụng cụ hỗ trợ.
2.5 Luật đấu võ MMA là gì?
Theo như bộ luật đấu MMA đã liệt kê các hành vi bị cấm khi thi đấu như sau:
- Tấn công đối thủ lúc đối phương đang nghe nhắc nhở của trọng tài.
- Không được cắn đối thủ.
- Sử dụng từ ngữ lăng mạ đối thủ trong võ đài.
- Không sử dụng các ngón tay hay ngón chân.
- Không được tấn công vào háng đối thủ.
- Không được lên gối khu vực đầu khi đối thủ bị nằm xuống sàn.
- Cào, cấu.
- Không được cố ý túm lấy các vòng dây giới hạn khu vực sàn đấu.
- Phun nhổ vào đối thủ.
- Không đánh vào phía sau gáy hay phần xương sống của đối thủ.
- Không móc mắt đối thủ.
- Lên gối vào khu vực thận.
- Không chọc các ngón tay vào mũi hay miệng đối thủ.
- Không móc hàm (miệng) đối thủ.
- Không kéo tóc đối thủ.
- Tấn công đối thủ sau khi có tiếng chuông kết thúc hiệp đấu.
- Không đánh hay bóp cổ đối thủ.
- Không được cố ý quăng đối thủ ra ngoài khu vực sàn đấu.
2.6 Các hạng cân trong thi đấu MMA của UFC
Hiện nay UFC đang có tổng cộng 8 hạng cân khi thi đấu MMA như sau:
Hạng | Cân nặng |
Hạng ruồi (Flyweight) | Dưới 125 pounds (57 kg) |
Hạng gà (Bantamweight) | Từ trên 125 pounds đến 135 pounds (57 – 61 kg) |
Hạng lông (Featherweight) | Từ 135 pounds đến 145 pounds (61 – 66 kg) |
Hạng nhẹ (Lightweight) | Từ trên 145 pounds đến 155 pounds (66-70 kg) |
Hạng bán trung (Welterweight) | Từ trên 155 pounds đến 170 pounds (70-77 kg) |
Hạng trung (Middleweight) | Từ trên 170 pounds đến 185 pounds (77-84 kg) |
Hạng dưới nặng (Light Heavyweight) | Từ trên 185 pounds đến 205 pounds (84-93 kg) |
Hạng nặng (Heavyweight) | Từ trên 205 pounds đến 265 pounds (93-120 kg) |
2.7. Cách tính điểm MMA trong UFC
Khác với các trận đấu võ thuật bình thường, các trận MMA sẽ có giám khảo đài được bố trí ngồi tại ba góc lồng đấu. Để có thể theo dõi chính xác số lượng đòn đánh hợp lệ và những kỹ thuật phạm lỗi.
Cách tính dựa trên thang điểm 10. Theo như quy định đã được liệt kê trong bộ luật MMA, 10 điểm này là sự hợp thành của bốn yếu tố bao gồm striking – grappling – defence và kiểm soát sàn đấu, tích cực ra đòn. Trong đó:
- Striking: Số lượng đòn hiệu quả và trúng đích (Bao nhiêu % gây sát thương).
- Grappling: Kỹ năng thực hiện các kĩ thuật ngã, tính lội ngược dòng và cản phá đối thủ, phá thế phòng thủ (guard) của đối phương
- Kiểm soát sàn đấu: Khả năng kiểm soát và làm chủ trận đấu.
- Tấn công hiệu quả: Xu hướng ra đòn, tấn công và tổ chức phản đòn.
Với thang điểm 10 này, MMA cũng đi kèm 4 cách chia điểm với 4 trường hợp:
- Tỉ số 10 – 10: Hai bên ngang tài ngang sức với lối ra đòn, phản công đều hiệu quả.
- Tỉ số 10 – 9: Một bên nhỉnh hơn về một yếu tố nào đó, ví dụ như trong chuỗi đòn có đòn gây choáng.
- Tỉ số 10 – 8: Khi một trong những võ sĩ nổi trội Striking – Grappling hay có đòn bị đếm.
- Tỉ số 10 – 7: Một trong hai bên thể hiện được sự áp đảo đối thủ với việc thể hiện hiệu quả cả 5 yếu tố: striking – grappling – kiểm soát sàn đấu – tích cực ra đòn và phòng thủ. Hay do bị trừ do vi phạm luật.
2.8 Kích thước sàn đấu mma là bao nhiêu?
Sàn đấu của MMA thường được biết đến với cái tên là lồng sắt hay lồng bát giác. Sàn đấu MMA là một bục cao được bao quanh bởi các tấm lưới nhằm đảm bảo võ sĩ khi thi đấu không bị rớt xuống khán đài. Cũng như tính thẩm mỹ và cuồng nhiệt được bổ sung. Ngoài ra kích thước sàn MMA phải đạt những yêu cầu như:
- Diện tích: 4m x 4m, 5m x 5m, 6m x 6m hoặc 7m x 7m
- Độ cao so với mặt đất: 40 ~ 50 cm
- Độ dày thảm mút: 26mm
Giá bán sàn đài MMA tại Việt Nam sẽ từ:
- 4m x 4m: 140.000.000 đ bộ
- 5m x 5m: 160.000.000 đ bộ
- 6m x 6m: 180.000.000 đ bộ
- 7m x 7m: 200.000.000 đ bộ
Kết bài
Trên đây là toàn bộ thông tin về MMA và MMA là gì? Mong rằng thông qua bài viết này đã cung cấp tới bạn các thông tin đầy đủ về môn võ MMA là gì? Nếu bạn cần một nơi học boxing – kickboxing– Muay Thái hãy đến với CLB Ngôi Sao Gia Định. Chúc các bạn có một ngày vui vẻ
FAQ về võ MMA là gì?
Võ sĩ MMA là gì?
Các võ sĩ MMA là một trong những vận động viên thể thao có thành tích và am hiểu 1 trong số 10 môn phối hợp trong MMA. Họ phải mất rất nhiều năm cống hiến và rèn luyện kỹ thuật chăm chỉ và chuyên cần để có thành tích trong các trận đấu MMA.
Ngay cả việc kiến thức và học vấn, có nhiều võ sĩ MMA tại UFC hiện sở hữu bằng Đại học, là kết quả trực tiếp của học bổng đấu vật của họ.
Ở Anh, bạn sẽ khó tìm thấy những vận động viên và phụ nữ ăn nói khéo léo và dễ gần hơn những võ sĩ MMA. Nữ võ sĩ UFC đầu tiên đến từ Vương quốc Anh, Rosi Sexton thậm chí còn tốt nghiệp đại học Cambridge.
Trong các sự kiện ra mắt bạn có thể thấy được, môn thể thao này có một khía cạnh drama giải trí, nhưng khi kết thúc trận đấu được ấn định, các võ sĩ thường sẽ bắt tay và ôm nhau và sau đó quay lại hậu trường. Những võ sĩ MMA luôn tôn trọng đối thủ của họ và họ tôn trọng thể thao. Đây là những đức tính đáng quý của võ sĩ MMA.
Cách tính điểm trong trận đấu MMA
Trong các trận đấu sẽ có ba giám khảo ngồi ở cạnh lồng, mỗi người có một góc độ nhìn nhận trận đấu khác nhau. Họ sẽ là người đánh giá các kỹ thuật MMA, chẳng hạn như việc võ sĩ có tấn công hiệu quả không, có ôm gì hiệu quả không, hay võ sĩ kiểm soát khu vực giao tranh và phòng thủ như thế nào. Các tính cách khi thi đấu như tính hung hăng cũng được xếp loại đánh giá.
Ba giám khảo sử dụng Hệ thống 10 điểm. Người chiến thắng trong hiệp đấu sẽ ấn định với điểm số 10, người thua được 9 điểm trở xuống. Trừ khi, trong những trường hợp hiếm hoi, sẽ có hai cầu thủ cùng có vòng chẵn 10-10. Hoặc do vi phạm sẽ cũng có trường hợp 9-8.
Võ MMA có nguy hiểm không?
Khi nhắc tới võ tổng hợp, một số người sẽ liên tưởng đến máu me và bạo lực. Nhưng bạn quên mất rằng, để đứng ở sàn đấu MMA người võ sĩ phải giỏi ít nhất 1 trong 10 môn. Nhất là khi có rất nhiều cách để chiến thắng như TKO, KO, hay ôm ghì, khoá siết. Cho nên bộ môn này sẽ không quá nguy hiểm.
Mặc dù gương mặt máu me, hay những đòn đánh trực diện vào mặt, nhưng bộ luật của võ MMA đã qui định rõ các trường hợp can thiệp y tế và dừng trận đấu. Nếu những chấn thương nguy hại tới sức khoẻ người võ sĩ.