7 cách chống chấn thương khi đấm bao cát trong boxing

7 cách chống chấn thương khi đấm bao cát trong boxing
Mục Lục

Trong quá trình tập luyện hay học boxing, có những giai đoạn bạn nhận thấy đau nhức khi đấm vào bao cát boxing phải không? Nó là cơn đau bất ngờ, chạy thẳng từ ngón cái, hay cổ tay bởi vì một cú đấm mạnh nhưng sai điểm tiếp xúc với bao cát.

Sau chấn thương đó, nó làm bạn cảm thấy mọi hoạt động hằng ngày trở nên bất tiện như khó có thể dắt xe, cầm đũa hay giặt đồ. Khiến bạn sợ hãi khi tung nắm đấm vào bao cát, tuy nhiên bao cát boxing là 1 dụng cụ quan trọng hỗ trợ khá nhiều cảm giác đòn, hay rèn dũa cú đấm mạnh cho bạn, hầu như mọi boxer nào cũng đều phải tập luyện hằng ngày.

Nhưng làm thế nào để hạn chế chấn thương khi vào bao cát? Hãy cùng Ngôi Sao Gia Định tìm hiểu ngay 7 cách phòng chống chấn thương khi đấm vào bao cát tốt nhất. Nào hãy khám phá những lời khuyên đó nhé

Cách 1: Lựa chọn bao cát boxing chất lượng để tránh chấn thương khi đấm vào bao

Hình ảnh võ sĩ đấm bao cát boxing chất lượng

Với học viên, hay người tập luyện boxing, nên lựa chọn bao cát boxing chất lượng để tránh chấn thương khi đấm bao cát. Tránh việc lựa chọn những bao cát quá cứng thiếu độ đàn hồi, hay bao quá mềm khi đấm vào. Vì sao nhỉ?

Có nhiều loại bao cát boxing trên thị trường và phương pháp nhồi ruột khác nhau. Tuy nhiên bao cát boxing để tập đấm cần đạt các chất lượng như: Bề ngoài chất liệu da thật hoặc da tổng hợp chất liệu PU có tính mềm dẻo, đàn hồi tốt; Ruột nhồi của bao quyết định chất lượng của bao cát có phù hợp để đấm hay không, thường những bao cát chất lượng tốt, ruột sẽ được độn mút cắt vụn và vải vụn. Để đảm bảo độ mềm và độ đầm khi bạn đấm vào bao cát boxing.

Làm thế nào để biết bao cát boxing có chất lượng tốt

Việc lựa chọn đấm vào bao cát chất lượng kém hay nhồi nhân sai cách (cát, sỏi…) sẽ dẫn tới bao bị cứng, hoặc bị lì phần đáy, gây ảnh hưởng trực tiếp tới các khớp tay của bạn khi tung đòn uppercut boxing ( đòn xốc, đòn trực). Với các nguy cơ có thể thấy được như vỡ phần nền xương ngón tay, trật cổ tay….

Hoặc bạn có thể thử tập với bao đấm nước boxing Aqua 18”, đây cũng là một trong những phương pháp hay để chống chấn thương khi đấm bao cát

Có thế bạn muốn xem thêm: TOP 4 kỷ lục có lực đấm mạnh trên thế giới

Cách 2: Đấm đúng kỹ thuật vào bao cát boxing

Hình ảnh người võ sĩ đấm đúng kỹ thuật vào bao cát boxing

Để phòng ngừa chấn thương khi đấm bao cát dễ nhất là bạn đấm bao cát đúng kỹ thuật để tránh chấn thương. Đây có thể là phương pháp dễ nhất nhưng cũng khó cải thiện trong ngắn hạn nhất. Bởi những cú đấm được tung ra không hẳn nhất quán. Nhất vào thời điểm bạn đã mệt mỏi hay bị cuốn theo nhịp đánh hầu như điểm tiếp xúc không hề đúng.

Nên khi vào tập với bao cát 80 cm bạn hãy cố gắng chậm lại, kiểm soát biên độ đòn đúng kỹ thuật theo HLV. Khi đó các kỹ thuật của bạn sẽ đấm bao chính xác, cũng như đúng điểm tiếp xúc giữa găng và bao cát.

Ngoài ra khi bạn đánh bao nặng, đừng đánh hết sức mà thay vào đó thả lỏng phần vai, chuyển động eo mượt mà và rèn luyện, mài dũa đòn đánh với bao cát một cách sắc nét, đầm tay.

Mẹo để đấm đúng kỹ thuật hãy dành vài giây xem mình trong gương để chỉnh lại động tác nhé!

Cách 3: Sử dụng đúng kích cỡ găng tay boxing để bảo vệ đôi tay

Hình ảnh cơn đau do đấm sai kỹ thuật vào bao cát boxing

Hiện nay, phương pháp để phòng tránh chấn thương khi tập boxing với bao cát tốt nhất, dường như bạn cần trang bị 1 cặp găng tay đấm bốc phù hợp. Không phải các loại găng tay đều có chất lượng như nhau, tuỳ vào mục đích găng sẽ có chất lượng khác nhau. Ở bộ môn boxing, găng tay thường gặp có thể kể tới như: Găng sáp, găng 10 oz, 12 oz, 14 oz… Thường để đấm vào bao cát tốt sẽ là găng boxing 12 oz; có lớp đệm trong găng được bo theo dáng bàn tay, ôm trọn các khớp vừa vặn.

Với những cặp găng boxing tốt có thương hiệu thường không hề rẻ, giá trung bình rơi vào khoảng từ 800.000VNĐ – 2.000.000VNĐ.

Riêng những bạn thường xuyên tập luyện với bao nặng hãy tham khảo thử những loại băng quấn đa boxing chất lượng, cùng đôi găng tay boxing 14 oz, nó sẽ giúp hấp thụ tác động hay lực phản về tay hiệu quả nhất.

Cách 4: Luôn quấn tay đúng qui cách kỹ thuật để phòng ngừa chấn thương khi đấm bao cát

HLV viên boxing hướng dẫn tận tình cho học viên

Để phòng tránh chấn thương khi tập luyện với bao cát, bạn cần 1 dây đa quấn tay tầm 2m để có thể bảo vệ tối đa đôi tay. Hầu hết khi đấm vào bao cát mà không có dây quấn tay, bạn sẽ dễ gặp trường hợp bị trầy ở các đệm nền bàn tay. Hoặc đau nhức ngón cái, rung bàn tay, nên cách phòng ngừa chấn thương hiệu quả bạn hãy trang bị 1 dây quấn có chất thun co dãn ôm sát bàn tay. Cùng kỹ thuật băng tay đúng cách để giúp cố định các khớp và giảm phản lực về khớp tay hay cổ tay hiệu quả.

Cách 5: Kiểm soát lực đấm để tránh chấn thương khi đấm bao cát boxing

Đánh đúng kỹ thuật boxing là phương pháp phòng chấn thương hay nhất khi vào bao cát

Để tránh chấn thương cách nhanh nhất mà bạn nên lưu ý là đừng đấm mạnh vào túi nặng với toàn bộ lực đấm. Ở những học viên mới thường thích nghe âm thanh vỗ đùng đùng vào bao cát. Tuy nhiên, đó là sự sai lầm phổ biến, ảnh hưởng khá nhiều tới khớp vai của bạn, hãy chậm rãi rèn luyện đúng kỹ thuật ở từng cú đấm, tối ưu biên độ đòn, điểm chạm chính xác. Khi đó mỗi cú đấm của bạn đều nặng và âm thanh sẽ đầm hơn nhiều.

Trong một chuỗi đòn boxing 8 đòn thường chỉ có 1 đến 2 đòn nặng, nên hãy quyết định xem trong 1 combo đó cú đấm nào sẽ là cú quyết định. Nó sẽ buộc bạn linh động tư duy, kiểm soát đòn bằng não bộ thay vì cuốn theo sức mạnh cơ bắp. Boxing là bộ môn thực chiến đòi hỏi tư duy chiến thuật mạnh mẽ và nhanh nhạy.

Cách 6: Tập luyện mạnh cơ gân và cổ tay để tránh chấn thương

Nên lựa chọn tập gym hay boxing

Để cải thiện sức mạnh của cơ gâng hay cổ tay, boxer thường sẽ lựa chọn việc tập hít đất, hoặc sử dụng các bài tập với tạ để cải thiện sức mạnh của các phần dễ tổn thương này. Bạn có thể tham khảo thử bài tập hít đất bằng nắm đấm hoặc 7 bài sau:

  1. Xách tạ đi bộ Bài tập xách tạ đi bộ vô cùng đơn giản, lại phù hợp cho mọi đối tượng, có thể tập mọi lúc mọi nơi. …
  2. Cầm bánh tạ đưa lên hạ xuống
  3. Ngồi gập cổ tay với tạ đơn
  4. Ngồi cuộn cổ tay ngược với tạ đòn
  5. Đứng cuộn cổ tay sau lưng với tạ đòn
  6. Cầm tạ đơn xoay cổ tay
  7. Chống đẩy trên đốt ngón tay.

Đây là phương pháp giúp bạn phòng ngừa chấn thương khi tập luyện bao cát boxing nhờ vào tăng sức mạnh và độ dẻo dai của nhóm cơ nhé.

Cách 7: Cho phép cơ thể được nghỉ ngơi phục hồi

Nếu bạn đã từng bị chấn thương ở tay và cổ tay trước đó, thì bạn sẽ cần cho bộ phận đó nghỉ ngơi từ 3 tháng tới 6 tháng. Hạn chế tác động mạnh vào những phần đó, nhưng vẫn cần sự linh động tập luyện vật lý trị liệu nhẹ nhàng cho các nhóm cơ đó. Ngoài ra, không hẳn phải dừng tập luyện boxing đâu, bạn vẫn có thể tập luyện các kỹ thuật khác như Shadow boxing, footwork chờ đợi sự phục hồi mà.

Tất nhiên, tập boxing sẽ đòi hỏi sự kiên trì, cùng một người giúp bạn trên lộ trình tập luyện phát triển bản thân. Nếu bạn đang cần 1 địa điểm học boxing Ngôi Sao Gia Định vẫn luôn là sự lựa chọn tốt nhất. Và đây là toàn bộ nội dung “Hướng dẫn 7 cách chống chấn thương khi đấm bao cát trong boxing“. Chúc bạn có 1 ngày thật tuyệt vời.

CLB Ngôi Sao Gia Định

Phương pháp giảm đau khi bị chấn thương cổ tay

Nẹp và băng cổ tay được một số bác sĩ chuyên khoa khuyến khích người bệnh sử dụng nếu cảm thấy cần thiết. Về cơ bản, băng cổ tay sẽ giúp chúng ta bớt cảm giác đau và sưng còn nẹp thì giúp cố định khớp cổ tay, hạn chế tình trạng tác động mạnh đến vùng dây chằng đang bị tổn thương.
Hoặc khi vừa bị chấn thương cổ tay, bạn hãy sử dụng đá để chườm lên khu vực bị đau để giảm sưng tấy và giảm đau.

Share on facebook
Share on twitter
Share on linkedin
Share on pinterest
Share on telegram

Về tác giả

Chung
Chung
Chào mừng bạn đến với Ngôi Sao Gia Định. Mình là Chung Ngô đã có hơn 10 năm hoạt động trong lĩnh vực thể thao. Sở hữu kinh nghiệm và chuyên môn võ đối kháng, dinh dưỡng thể thao và nhiều hơn thế. Mong rằng những nội dung nguyên gốc này sẽ giúp bạn hiểu hơn về bộ môn Boxing, Muay Thái, Kickboxing.
Thầy Nguyễn Đức Tài - Trưởng bộ môn Kickboxing - Muay Thái Quận Bình Thạnh TPHCM

Thầy Nguyễn Đức Tài

Đã kiểm duyệt nội dung

Thầy Nguyễn Đức Tài, 50 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực võ thuật đối kháng, hiện đang đảm nhiệm vai trò Trưởng bộ môn Kickboxing, Muay Thái Quận Bình Thạnh, đương nhiệm chủ quản lò võ Ngôi Sao Gia Định.

Mục Lục
error: Bạn ơi đừng copy