Tác hại của boxing là gì? Cách phòng tránh hiệu quả

Tác hại của Boxing khi tập luyện sai cách
Mục Lục

Tập boxing là một trong những phương pháp tập luyện có lợi ích cho sức khoẻ. Nhưng nếu bạn không tuân thủ các yêu cầu của bộ môn này, hoặc tập luyện sai cách rất có thể gặp những tác động xấu không mong muốn. Vậy những tác hại của Boxing là gì? Cách để phòng tránh chúng ra sao, hãy tìm hiểu tại đây nhé.

Tác hại của boxing là gì?

Tập quyền anh có tác hại gì không?
Tập quyền anh có tác hại gì không?

Tác hại của Boxing có thể đến từ những nguyên nhân chủ quan hoặc khách quan, như tập luyện sai cách dẫn tới gây ra những ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ của người tập luyện. Tuy nhiên nếu bạn lắng nghe kĩ càng sự hướng dẫn của HLV, thì sẽ giúp bạn phòng tránh được những tác hại không mong muốn ở bộ môn này. Vậy những tác hại của môn quyền anh là gì? Dưới đây là một số tác hại phổ biến:

Chấn thương cơ bắp và khớp:

Nếu bạn không thực hiện kỹ thuật quyền anh đúng cách khi đấm hoặc nếu tập luyện cường độ cường độ cao mà không có thời gian nghỉ ngơi hồi phục, nó có thể dẫn đến gia tăng các chấn thương thường gặp như cơ bắp, rách cơ hay vỡ chén vai hoặc thậm chí gãy xương.

Hình ảnh mô tả cơ vai bị căng cứng
Hình ảnh mô tả cơ vai bị căng cứng

Ví dụ: Mỗi một cá nhân có một mức độ chịu đựng khác nhau, như người mới chỉ có thể tập luyện trong khoảng thời gian đó, hoặc bài tập đó. Việc tập luyện sai phương pháp hay bạn không hiểu về chuyển động của đòn đánh có thể gây ra những trường hợp xấu gây ảnh hưởng tới sức khoẻ. Hoặc nếu sử dụng biên độ xoay khi tung đòn đánh sai cách trong thời gian dài cũng sẽ tăng nguy cơ xẹp đĩa đệm hoặc thoát vị đĩa đệm.

Tập luyện có sự giám sát giúp bạn tuân theo bài tập phù hợp với cấp độ của chính mình và giảm thiểu nguy cơ ảnh hưởng tới sức khoẻ.

Xem thêm: Cách tập luyện hàng ngày cho người mới tập boxing

Chấn thương đầu và não bộ:

Thiếu kỹ thuật di chuyển (Footwork), tránh né trong việc thi đấu hoặc đấu tập có thể tăng nguy cơ chấn thương phần đầu cho bạn. Hoặc do bạn không tuân thủ việc trang bị đúng dụng cụ bảo vệ đầu hoặc tham gia vào các hoạt động sparring mà không có sự giám sát của HLV, người có chuyên môn dẫn tới những trường hợp đáng tiếc có thể xảy ra.

Hình ảnh mô tả chấn thương đầu ở Quyền Anh
Hình ảnh mô tả chấn thương đầu ở Quyền Anh

Ví dụ: Khi bạn tham gia đấu tập có sự giám sát của chuyên gia, HLV bởi họ sẽ sắp xếp các cặp đấu có cùng trình độ và cân nặng. Ngoài ra, trong quá trình thi đấu nếu bạn có các biểu hiện không tỉnh táo, hoặc mất nhận thức trận đấu sẽ được can thiệp ngay, để tránh việc bạn phải nhận phải những cú đấm không đáng gây ảnh hưởng tới sức khoẻ.

Xem thêm: Hướng dẫn tìm kiếm phòng tập boxing phù hợp

Thương tổn đầu mắt và khuôn mặt:

Việc không che chắn phần đầu bằng tay, găng đúng cách có thể gây ra mối nguy hiểm cho mắt và vùng da gần mắt của bạn. Áp đụng đúng kỹ thuật che chắn, phòng thủ và dụng cụ bảo hộ đầu có thể giúp bạn giảm thiểu nguy cơ thương tổn nghiêm trọng.

Ví dụ: Như bạn đã biết, phần da ở gần mắt rất mỏng, nếu bạn tập luyện không có sự nhắc nhở của HLV bạn sẽ hay gặp tình trạng húc đầu, hoặc rớt tay phòng thủ che chắn. Điều này dẫn tới việc bạn gặp nguy cơ chấn thương nhiều hơn, mặt khác việc đã từng bị rách ở vùng mặt sẽ để lại vết tì và dẫn tới dễ bị rách hơn khi đấu. Trang bị dụng cụ cần thiết và có người giám sát giúp bạn an toàn hơn.

Xem thêm: Sức bền là gì? Tầm quan trọng của sức bền trong võ đối kháng

Chấn thương tay và cổ tay:

Hình ảnh mô tả chấn thương ở bàn tay khi tập boxing
Hình ảnh mô tả chấn thương ở bàn tay khi tập boxing

Sử dụng đòn đánh không đúng cách có thể gây chấn thương cho các khớp tay và cổ tay, đặc biệt là nếu bạn thường xuyên không sử dụng băng đa tay và găng tay.

Ví dụ: Thường có quan niệm sai lầm sử dụng tay trần để đấm ít chấn thương hơn và giúp xương tay, cổ tay chắc khoẻ hơn. Tuy nhiên việc sử dụng băng đa tay và găng nó mới đem lại sự bảo vệ cần thiết cho bộ phận dễ tổn thương này. Bên cạnh đó, việc áp dụng tấn công đúng vị trí và góc độ chạm phù hợp giúp giảm thiểu lực đổ đồn lên phần tay bạn. Nếu bạn gặp phải những cơn đau tay, cổ tay thường xuyên hãy thực hiện việc thăm khám bác sĩ và hỏi HLV của bạn kỹ thuật đấm đang sai ở phần nào.

Điều đó giúp bạn không còn gặp chấn thương này nữa.

Xem thêm: Tập boxing bị đau cổ tay: nguyên nhân và giải pháp phục hồi

Stress và chấn thương tinh thần:

Tâm lý có thể chịu ảnh hưởng nếu bạn không được hướng dẫn đúng hoặc gặp một HLV phân tích cho bạn hiểu. Trong thường hợp bạn tham gia vào các cuộc sparring mà không có sự chuẩn bị tâm lý đủ rất có thể bạn sẽ bị nỗi sợ chi phối và khó vượt qua được trong tương lai.

Chấn thương hệ thống cơ bắp và xương:

Tập luyện cường độ cao hoặc tung ra những cú đấm quá mạnh mẽ mà không có sự nghỉ ngơi đủ, có thể dẫn đến chấn thương nặng ở cơ bắp và xương hơn. Hãy tập luyện theo từng giai đoạn và phác đồ cụ thể để giảm nguy cơ gặp tai nạn.

Xem thêm: Hướng dẫn 7 cách chống chấn thương khi đấm bao cát trong boxing

Chấn thương tim và huyết áp cao:

Hoạt động vận động cường độ cao như bộ môn Boxing có thể tăng nguy cơ chấn thương tim và huyết áp cao, đặc biệt là đối với những người có vấn đề sức khỏe tim mạch. Bạn sẽ cần hỏi ý kiến bác sĩ và chuyên gia để nhận được lời khuyên tốt mình có phù hợp với bộ môn này không. Nhưng trong quá trình phục hồi ở Quyền Anh cần bạn tuân thủ ngủ sớm trước 10 giờ đêm để tránh gặp các tình trạng tức ngực hay nhói tim. Vì sau 10 giờ đêm não bộ, nội tạng, hệ tim mạch và hô hấp của bạn bắt đầu quá trình phục hồi.

Nên ngủ sớm sẽ giúp bạn hồi phục nhanh và khoẻ mạnh hơn trong tương lai.

Cách phòng tránh các tác hại của boxing

Tập luyện đầy đủ dụng cụ bảo hộ là cách phòng ngừa chấn thương hiệu quả
Tập luyện đầy đủ dụng cụ bảo hộ là cách phòng ngừa chấn thương hiệu quả

Dựa trên những phân tích trên chắc hẳn bạn đã biết được cách để tránh gặp các tác hại khi chơi quyền anh rồi đúng không? Ở đây mình sẽ ghi chú lại những điều bạn cần làm để phòng tránh như sau:

  • Ngủ sớm: Ngủ trước 10 giờ sẽ giúp cơ thể bạn hồi phục tốt hơn
  • Dụng cụ bảo hộ: Tuân thủ nghiêm túc việc sử dụng trang bị bảo hộ giúp bạn bảo vệ sức khoẻ của chính mình.
  • Nắm vững kỹ thuật: Việc nắm vững kỹ thuật né tránh, kỹ thuật đấm, di chuyển sẽ giúp bạn thích nghi tốt trong các trận đấu hay đấu tập. Thay vì sử dụng đầu để đón đòn của đối phương bạn nên học hỏi các chiến thuật và tình huống để áp dụng chính xác trong trận đấu.
  • Không háo thắng: Trong tập võ thuật đối kháng ai cũng mong được bước lên một cấp độ mới, tuy nhiên bạn cần học cách hoàn thiện những gì được học, tránh thể hiện qua việc đấm mạnh mẽ hơn, nó thường không đem lại điều gì chỉ ảnh hưởng xấu tới bạn thôi. Kìm chế và học hỏi sẽ giúp bạn phát triển.

Lời kết

Trên đây là những chia sẻ từ kinh nghiệm của mình cho “Tác hại của Boxing là gì? Cách phòng tránh tác hại hiệu quả”. Mong rằng những chia sẻ tích cực này sẽ giúp cho bạn tập luyện quyền anh ngày một tốt hơn. Đừng quên, học boxing chất lượng tại Ngôi Sao Gia Định nhé.

CLB Ngôi Sao Gia Định

Share on facebook
Share on twitter
Share on linkedin
Share on pinterest
Share on telegram

Về tác giả

Chung
Chung
Chào mừng bạn đến với Ngôi Sao Gia Định. Mình là Chung Ngô đã có hơn 10 năm hoạt động trong lĩnh vực thể thao. Sở hữu kinh nghiệm và chuyên môn võ đối kháng, dinh dưỡng thể thao và nhiều hơn thế. Mong rằng những nội dung nguyên gốc này sẽ giúp bạn hiểu hơn về bộ môn Boxing, Muay Thái, Kickboxing.
Thầy Nguyễn Đức Tài - Trưởng bộ môn Kickboxing - Muay Thái Quận Bình Thạnh TPHCM

Thầy Nguyễn Đức Tài

Đã kiểm duyệt nội dung

Thầy Nguyễn Đức Tài, 50 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực võ thuật đối kháng, hiện đang đảm nhiệm vai trò Trưởng bộ môn Kickboxing, Muay Thái Quận Bình Thạnh, đương nhiệm chủ quản lò võ Ngôi Sao Gia Định.

Mục Lục
error: Bạn ơi đừng copy