Boxing là gì? Luật boxing và những điều bạn cần biết!

Boxing là gì
Mục Lục

Boxing, đấm bốc, quyền anh là tên gọi chung của môn thể thao 2 người. Trong đó 2 võ sĩ quyền anh sẽ cùng nhau thi đấu trên võ đài quyền anh. Hãy cùng Ngôi Sao Gia Định tìm hiểu đầy đủ Boxing là gì? Luật Quyền anh và những điều cần biết!

1. Định nghĩa Boxing là gì?

Hình ảnh 2 võ sĩ trên võ đài boxing nhằm mô tả boxing là gì
Hình ảnh 2 võ sĩ trên võ đài boxing nhằm mô tả boxing là gì

Boxing hay còn được gọi là đấm bốc, quyền anh. Đây là bộ môn thể thao đối kháng giữa 2 người, sử dụng nắm đấm để tấn công và phòng thủ trên võ đài. Bộ môn này sở hữu những kỹ thuật tiêu biểu như: 3 đòn đấm tiêu biểu là đấm thẳng, đấm vòng, xiên, bộ pháp (Footwork Boxing), di chuyển đầu và lặng hụp né tránh đòn.

Những vận động viên khi tham gia thi đấu bộ môn này, thường được gọi bằng cái tên võ sĩ quyền anh. Đây là câu trả lời cho Môn quyền Anh là gì?

Mục đích của môn thể thao này là làm cho đối thủ thua cuộc trên võ đài quyền anh bằng cách khiến họ bị hạ gục, bị đánh ngã và không thể tiếp tục thi đấu hoặc phân loại thắng thua bằng bảng điểm sau những hiệp đấu.

Hiện nay, boxing là một môn thể thao phổ biến trên thế giới, và có nhiều giải đấu quyền anh chuyên nghiệp và nghiệp dư được tổ chức trên khắp thế giới. Một số giải đấu quyền anh danh giá nhất thế giới bao gồm Giải vô địch thế giới WBA, Giải vô địch thế giới WBC, Giải vô địch thế giới IBF và Giải vô địch thế giới WBO.

1.1 Quy cách thi đấu

Các trận đấu quyền Anh nghiệp dư được tổ chức trong một võ đài hình vuông có kích thước tiêu chuẩn là 24 feet (7,3 m) mỗi cạnh. Các võ sĩ quyền anh buộc phải phải đeo găng tay có trọng lượng tối thiểu 10 ounces (280 g) trở lên. Đối với vận động viên trẻ từ 14 tuổi – dưới 18 tuổi các võ sĩ đấm bốc này buộc phải đội mũ bảo hiểm, bảo hộ hàm, vớ dài boxing, giày boxing, găng tay khi thi đấu. Đối với vận động viên nam từ 18 tuổi trở lên không còn đeo bảo hộ đầu. Bảo hộ đầu vẫn áp dụng cho vận động viên nữ từ 18 tuổi.

Hình ảnh võ sĩ boxing đang mang đầy đủ trang bị găng tay, bảo hộ đầu, đồ bảo hộ răng
Hình ảnh võ sĩ boxing

Các trận đấu quyền Anh được chia thành các hiệp đấu, mỗi hiệp đấu kéo dài ba phút. Sau mỗi hiệp đấu, các võ sĩ được nghỉ một phút. Trận đấu sẽ kết thúc khi hết số hiệp, hoặc một võ sĩ bị hạ gục, thua điểm hoặc bị đối thủ đầu hàng.

Đối với các trận đấu quyền anh chuyên nghiệp, được tổ chức từ 4 hiệp đấu, 6 hiệp, 8 hiệp, 10 hiệp hoặc 12 hiệp. Mỗi hiệp được diễn ra trong 3 phút và 1 phút nghỉ giữa hiệp. Tuy nhiên, khác với quyền anh nghiệp dư ở chuyên nghiệp nam – nữ trên 18 tuổi sẽ không còn đeo bảo hộ đầu và việc băng đa tay bằng các loại băng keo chuyên dụng.

Trong suốt thời gian diễn ra trận đấu, các võ sĩ được phép đánh vào đối thủ bằng các cú đấm thẳng, móc và cú đấm móc từ dưới lên. Các võ sĩ không được phép đánh vào phần thân dưới đối thủ, vùng kín, sau đầu hoặc sau gáy. Các cú đấm hợp lệ được tính trước mang tai và trên thắt lưng. Các võ sĩ cũng không được phép đánh vào đối thủ khi họ đang ngã.

Các trận đấu quyền Anh được giám sát bởi ban trọng tài bao gồm trọng tài đài, giám định viên và ban trọng tài. Trọng tài có vai trò và nhiệm vụ đảm bảo rằng trận đấu diễn ra công bằng và an toàn. Trọng tài cũng có quyền dừng trận đấu nếu một võ sĩ bị thương nặng hoặc mất khả năng hành vi.

1.2 Kỹ thuật thi đấu quyền anh

Trong một trận đài quyền anh, các tuyển thủ được yêu cầu phải được trang bị găng tay quyền anh, bảo hộ răng, và bắt đầu tung ra những cú đấm trên phần thắt lưng.

Nếu nói xa hơn về kỹ thuật thi đấu của Boxing đây là một trong những môn thể thao đối kháng có lịch sử lâu đời nhất trên thế giới. Bằng việc sử dụng lối di chuyển linh hoạt, chuyển động của thân thể và nắm đấm, 2 võ sĩ sẽ trực tiếp tung cú đấm trên sàn đài boxing, thể thức thi đấu bao gồm tấn công vào phần thân trên để ghi điểm hoặc knock out ( đánh ngất) hay TKO ( chênh lệch kỹ thuật) nhằm giành chiến thắng cuối cùng.

Video tóm tắt về boxing là gì chi tiết!

2. Lịch sử quyền anh

Lịch sử môn boxing
Lịch sử môn boxing

1./ Sự hình thành của quyền anh

Quyền Anh là một môn thể thao có lịch sử lâu đời, nguồn gốc xuất xứ từ Hy Lạp cổ đại. Môn thể thao này chính thức gia nhập Thế vận hội Olympic từ năm 1896.

Về những ghi chép, hình thức thi đấu của quyền Anh có thể đã tồn tại ở Mesopotamia cổ đại (khoảng 3000 năm – 3500 năm trước Công nguyên), Ai Cập cổ đại (khoảng 3000 năm – 3500 năm trước Công nguyên) và Trung Quốc cổ đại (khoảng 2600 năm trước Công nguyên). Tuy nhiên, hình thức quyền Anh hiện đại bắt nguồn từ Anh vào thế kỷ 18.

Các trận đấu quyền Anh đầu tiên được tổ chức ở Anh vào thế kỷ 18, đây là những trận đấu giữa hai người đàn ông không mang găng tay và được phép đánh bất cứ nơi nào trên cơ thể. Những trận đấu này thường rất đẫm máu và thương vong.

Vào thế kỷ 19, các quy tắc của quyền Anh đã được sửa đổi để làm cho bộ môn này mang tính thể thao này an toàn hơn cho các võ sĩ. Các võ sĩ Boxing đã bắt đầu đeo găng tay và chỉ được phép đánh vào mặt.

Quyền Anh được đưa vào Thế vận hội Olympic hiện đại vào năm 1896. Môn thể thao này đã trở thành một trong những biểu tượng thể thao hàng đầu và có sức phổ biến nhất trên thế giới. Hiện nay có nhiều giải đấu quyền Anh chuyên nghiệp và nghiệp dư được tổ chức trên khắp thế giới.

Bạn có thể xem thêm về các tổ chức và giải đấu:

Một số võ sĩ quyền Anh nổi tiếng nhất thế giới bao gồm:

  • Muhammad Ali
  • Mike Tyson
  • George Foreman
  • Joe Louis
  • Đường Ray Leonard
  • Đá Marciano
  • Floyd Mayweather Jr.
  • Manny Pacquiao
  • Canelo Alvarez
  • Vasily Lomachenko

2./ Luật boxing

Mô tả vị trí đấm tính điểm trong luật boxing
Mô tả vị trí đấm tính điểm trong luật boxing

Mỗi đòn đánh đúng luật được tính 1 điểm. Đòn đánh được tính điểm:

Trong mỗi hiệp đấu, 5 Giám định sẽ tính điểm căn cứ vào từng đòn đấm của võ sĩ Quyền Anh từ dưới võ đài. Với mỗi đòn đánh trúng đích, không bị ngăn chặn hay bảo vệ và tiếp xúc đúng diện tích chạm của găng, đòn đánh trên thắt lưng. Các đòn móc ngang (Hook) đánh đúng từ phần mũi đến trước tai. Giá trị của các đòn đánh trực diện vào thân sẽ được đánh giá vào cuối của lần đổi đòn VĐV và tùy thuộc vào số đòn đánh chiếm ưu thế đa số của VĐV đó.

Ngược lại với những đòn tính điểm. Những đòn không ghi điểm có thế được cho là phạm luật như đánh dưới thắt lưng, gáy, đá có thể bị tước quyền thi đấu nếu vi phạm quá nhiều lần. Trọng tài sẽ trực tiếp nhắc nhở và tổng cộng số lần vi phạm đưa ra quyết định trừ điểm tới giám định viên. Ngoài ra, đòn đánh không có lực của vai hay tay tạo tính sát thương sẽ không được tính điểm.

Hình thức cho điểm thắng cuộc sẽ dựa vào tổng bảng điểm của 5 giám định viên gửi về ban giám định. Điểm số được chấm tự động bởi máy chấm điểm hay cộng tay. VĐV (võ sĩ) có số điểm cao hơn sẽ dành chiến thắng. Nếu 2 VĐV có số điểm bằng nhau sẽ được tính thêm điểm cộng vào độ cống hiến. Hoặc nếu là một trận hữu nghị sẽ được tính hòa.

2.1 Tóm tắt về cách tính điểm:

Cách chấm điểm Quyền Anh sau mỗi hiệp, 5 giám định sẽ cho điểm các võ sĩ quyền anh phân bổ ở 4 góc đài, người nào được đánh giá cao hơn nhận 10 điểm, người kia nhận điểm 7 đến 9. Mỗi giám định viên sẽ tính tổng điểm của họ cho các võ sĩ. Người nào được ít nhất 3 giám định chấm điểm cao hơn sẽ thắng.

2.2 Tóm tắt về Knockout :

VĐV thắng điểm được xác định trên cơ sở tổng các đòn chính xác đếm được trong các hiệp đấu, VĐV có nhiều đòn chính xác hơn sẽ là người thắng cuộc. VĐV thắng K.O đối phương khi tung ra đòn đánh hợp lệ khiến đối phương không thể tiếp tục thi đấu sau 10 tiếng đếm của Trọng tài chính sẽ thua cuộc.

2.3 Cách tính thắng do cách biệt trình độ:

Nếu giám sát trưởng sau khi hội ý với các thành viên trong Ban Giám sát dựa vào bảng điểm cách biệt 15 điểm giữa hai VĐV, trận đấu có thể kết thúc sớm để tránh cho một võ sĩ quyền anh bị những đòn không cần thiết. Ông ta có quyền dừng trận đấu bằng cách gõ cồng, tiếng chuông, phát thanh để tuyên bố thắng do cách biệt trình độ. Và tuyên bố như sau: “Góc đài X là người chiến thắng bởi RSC hay TKO”.

*Trong Quyền Anh TKO là một thuật ngữ viết tắt của technical knockout chỉ thắng knockout kỹ thuật. Thắng cách biệt về kỹ thuật nhằm hạn chế những chấn thương không đáng có cho võ sĩ có trình độ thấp hơn.

3. Phân loại giải đấu boxing

Phân loại giải đấu boxing
Phân loại giải đấu boxing

Ngày nay, làng nghề Boxing hiện đang chia thành hai loại chính: nghiệp dư và chuyên nghiệp.

Ở mỗi thể thức thi đấu sẽ có những thể thức thi đấu khác nhau, bạn có thể nhìn thấy rõ ở trong bộ môn Quyền Anh nghiệp dư có 3 hiệp đấu, mỗi hiệp 3 phút, nghỉ 1 phút, cách đánh giá việc chiến thắng chủ yếu dựa trên điểm số 10, nhiều hơn là sát thương vật lý gây ra cho đối thủ. Trừ trường hợp KO hoặc TKO.

So với nghiệp dư, ở nhà nghề hay chuyên nghiệp các võ sĩ sẽ có cơ hội đấu nhiều hơn. Do các trận đấu các trận đấu Boxing chuyên nghiệp sẽ diễn ra với số hiệp ít nhất là 4, tối đa 12 hiệp, không sử dụng bảo hộ đầu.

Trước khi bước lên con đường võ sĩ chuyên nghiệp, ở Việt Nam các võ sĩ sẽ tham gia vào các CLB của Quận hay Tỉnh để có tấm vé tham gia các giải toàn thành, toàn quốc ( giải nghiệp dư) để lấy kinh nghiệm bước lên võ sĩ Quyền Anh chuyên nghiệp.

4. Các phong cách thi đấu trong boxing

Phong cách tập boxing
Phong cách tập boxing

Boxing là bộ môn có nhiều biến thể đòn đấm, nó chỉ có tiêu chuẩn đòn đấm và mức độ hiệu quả. Vậy bạn đã biết về các phong cách Boxing hay chưa?

Có nhiều phong cách võ sĩ quyền anh khác nhau, nhưng một số phong cách phổ biến nhất bao gồm:

  • Outboxer: Outboxer là những võ sĩ thích giữ khoảng cách với đối thủ và tung ra các cú đấm từ xa. Họ thường có tốc độ và sự nhanh nhẹn tốt, và họ giỏi né tránh các cú đấm của đối thủ.
  • Swarmer: Swarmer là những võ sĩ thích áp sát đối thủ và tung ra nhiều cú đấm liên tiếp. Họ thường có sức mạnh và sức bền tốt, và họ giỏi gây áp lực lên đối thủ.
  • Brawler: Brawler là những võ sĩ thích chiến đấu trong tầm gần và tung ra các cú đấm mạnh mẽ. Họ thường có sức mạnh và sức chịu đựng tốt, và họ không ngại bị dính đòn.
  • Boxer-puncher: Boxer-puncher là những võ sĩ có thể tung ra các cú đấm mạnh mẽ từ xa cũng như ở tầm gần. Họ thường có sự kết hợp tốt giữa sức mạnh, tốc độ và kỹ thuật.
  • Counterpuncher: Counterpuncher là những võ sĩ chờ đợi đối thủ tấn công trước và sau đó tung ra các cú đấm phản công. Họ thường có phản xạ tốt và họ giỏi tận dụng những sai lầm của đối thủ.

Mỗi phong cách Quyền Anh đều có điểm mạnh và điểm yếu riêng. Phong cách hiệu quả nhất là do bạn quyết định dựa vào điểm mạnh, điểm yếu và sở thích của bạn. Nếu bạn là người mới bắt đầu tập boxing, tôi khuyên bạn nên thử nghiệm với nhiều phong cách khác nhau để tìm ra phong cách phù hợp nhất với mình.

5. Kỹ thuật Boxing gồm những gì?

Kỹ thuật thủ quyền anh bao gồm 3 tư thế: Đứng thẳng, hơi co mình, co mình tối đa.

Footwork boxing: Kỹ thuật di chuyển lên xuống – trái phải, bẻ góc, bước phóng hoặc bước nhảy ra xa.

Kỹ thuật head move (tránh né): Kỹ thuật (Slip) trượt sang hai bên, kỹ thuật (roll) hụt né đòn

Boxing có 3 đòn đánh cơ bản nhưng đôi khi mọi người lại quen gọi là 6 vì cách đếm 2 tay.

  • JAB đòn đấm thẳng tay trước hay còn gọi là đòn số 1
  • Straight đòn đấm thẳng tay sau hay được gọi là đòn số 2.
  • Hook đòn móc ngang tương ứng với đòn số 3 và 4.
  • Uppercut đòn móc ngược từ dưới lên tương ứng đòn số 5 và 6.

1./ JAB – Đấm Thẳng

The Left Jab ( Cú thọc tay trái). Đây là một cú đấm nhanh, được tung ra theo đường thẳng bằng tay trái từ vị trí phòng thủ tiêu chuẩn. Lực cú đấm sẽ xuất phát từ chuyển động xoay của phần mũi chân trước 30 độ và chuyển động eo. Tiếp đến là vai, thời điểm phát lực của cú đấm trước là lúc xoay cơ thể đang xoay nửa vòng và phát lực theo phương ngang khi đấm.

Hướng dẫn cú đấm thẳng jab boxing
Hướng dẫn Jab đấm thẳng boxing

Sau khi cú đấm được duỗi thẳng tối đa, eo và mũi chân có tác dụng xoay ngược lại để kéo cơ thể về lại thế thủ. Tay phải đảm bảo luôn rút về bên cạnh mặt để cho phủ hàm tránh bị phản công.

  • Chuyển động xoay mũi chân, eo
  • Cú đấm phát lực khi xoay 1/2 biên độ.
  • Sau tung cú đấm phải rút tay về thế thủ.

2./ Straight – cú đấm thẳng tay sau

The Straight Right (Cú đánh thẳng tay sau) đây là một cú đánh được tung ra bởi tay sau thông thường là tay phải. Từ vị trí phòng thủ, tương tự cú JAB. Cú đấm bắt đầu từ vị trí thủ ở cằm. Kết hợp với chuyển động phần thân dưới (eo, mũi chân sau) xoay từ 60 độ – 80 độ. Điểm phát lực cuối cùng là khi cơ thể vươn dài theo phương thẳng và xoay hết cỡ ở thời điểm chạm (thường từ vai của bạn đến cằm của đối thủ).

Hướng dẫn cú đấm thẳng tay sau Straight boxing
Hướng dẫn Straight đấm thẳng tay sau boxing

Sau khi tung cú đấm, bạn nên kéo tay về theo chiều phát lực để trở về thế thủ nhanh nhất và che chắn bảo vệ hàm và vùng bụng.

  • Chuyển động xoay mũi chân, eo.
  • Cú đấm phát lực mạnh nhất khi biên độ xoay đến điểm cuối cùng.
  • Trở về thế thủ sau khi vừa thực hiện xong cú đấm

3./ Hook – Móc ngang

The Left Hook (Móc ngang bằng tay trái) thường được xem là một trong những đòn yêu thích nhất của người đam mê đấm bốc. Thế nên, có rất nhiều người dành rất nhiều thời gian để tập luyện đòn quyền anh này ở các clb, phòng tập đấm bốc.

Hướng dẫn cú đấm ngang hook boxing

The Left Hook ưu điểm là tầm gần với đối thủ, thường được lựa chọn để phản công trong quyền anh. Đây là một cú đấm dạng nửa vòng cung hay đòn vuông góc.

Điểm xuất xuất phát của đòn đánh từ vị trí thủ, khủy tay được mở rộng 1 phần lại phía sau hay chuyển động xoay eo (kiểu chuyên nghiệp). Mũi chân trước xoay 1 góc 45 độ và mũi chân chịu trọng lượng cơ thể. Sau đó, gia tốc phát lực cực hạn cùng với tay ở vị trí ngang 90 độ. Vai trái che hàm trái, một tay che cạnh hàm phải. Điểm chạm là mặt tiếp xúc nắm đấm, ngón tay song song mặt đất.

Sau đó, theo phương phát lực trở về thế thủ ban đầu.

  • Xoay eo tạo biên độ mở cho cú đấm
  • Đòn phát ra ở một góc 70 – 90 độ
  • Cú đấm mạnh nhất khi ở phương ngang, ngón tay song song với mặt đất.
  • Trở về thế thủ che chắn sau khi thực hiện cú đấm

4./ Uppercut Cú đấm móc – Đòn trực

The Uppercut (cú đấm móc) đây là cú đánh trực diện thông thường tấn công vào phần eo, sườn, bụng và cằm. Thế nên điểm xuất phát lực quan trọng là phần hông của bạn. Có đủ uyển chuyển để tải khối lượng cơ thể hay không. Mẹo duy nhất là gia tăng sức bật từ chân thông qua nhảy dây boxing.

Hướng dẫn cú đấm móc uppercut boxing

Cách đánh: Từ vị trí phòng thủ, thân dưới xoay hơi trùng chân, cùng chuyển động người xoay cực đại. Chân đẩy mạnh phát lực theo phương thẳng 35 độ, đòn đánh hướng về cằm hay thân của đối thủ. Sau đó ngay lập tức về thế thủ theo phương phát lực để tránh đòn phản số 2 (tay sau) của đối thủ.

  • Nhịp chân để vào kỹ thuật đấm đòn móc boxing
  • Thế thủ ôm theo chuyển động của cơ thể, bo sát người
  • Chân phát lực để tạo sức bật và sức mạnh cho nắm đấm.

Có thể bạn muốn tham khảo thêm:

6. Giải thích các thuật ngữ boxing là gì?

Các thuật ngữ boxing là gì
Các thuật ngữ boxing là gì

Dưới đây là những thuật ngữ boxing mà bạn có thể cần biết:

  • Kỹ thuật: Tên gọi chung của các kỹ thuật cơ bản trong boxing bao gồm jab, cross, hook, uppercut, tránh né, di chuyển…
  • Jab: Đây là cú đấm cơ bản nhất trong bộ môn boxing. Nó được thực hiện bằng cách sử dụng cánh tay thuận, đánh từ vai đến mục tiêu.
  • Cross: Đây là cú đấm mạnh trong boxing. Nó được thực hiện bằng cách sử dụng cánh tay không thuận, đánh từ vai chéo qua cơ thể đến mục tiêu.
  • Hook: Đây là cú đấm tròn được thực hiện bằng cách sử dụng cánh tay thuận, đánh từ vai đến mục tiêu.
  • Uppercut: Đây là cú đấm lên từ dưới lên được thực hiện bằng cách sử dụng cánh tay thuận, đánh từ vai đến mục tiêu trên thắt lưng.
  • Điểm: Một cú đấm trúng mục tiêu sẽ được trọng tài ghi điểm. Võ sĩ quyền anh có nhiều điểm nhất sau khi hết hiệp đấu sẽ giành chiến thắng.
  • Knockout (KO): Một võ sĩ bị knockout khi họ bị hạ gục và không thể đứng dậy sau khi đếm đến 10.
  • Technical knockout (TKO): Một võ sĩ bị TKO khi trọng tài quyết định rằng họ không thể tiếp tục thi đấu do bị thương hoặc chênh lệch trình độ.
  • Draw: Một trận đấu hòa khi cả hai võ sĩ đều ghi số điểm bằng nhau sau khi hết hiệp đấu.
  • Round: Một hiệp đấu tiêu chuẩn trong Quyền Anh kéo dài ba phút.
  • Fight: Một trận đấu Quyền Anh có thể kéo dài từ 3 đến 12 hiệp đấu, tùy thuộc vào quy định của tổ chức và tính chất của giải đấu.
  • Weight class: Các võ sĩ được phân loại theo trọng lượng của họ. Có nhiều weight class khác nhau, bao gồm heavyweight, light heavyweight, middleweight, welterweight, lightweight, featherweight và bantamweight.
  • Champion: Một võ sĩ là nhà vô địch của một hạng cân nào đó khi họ đánh bại nhà vô địch hiện tại và giành được đai vô địch.
  • Title shot: Một cơ hội để trở thành nhà vô địch của một hạng cân quyền anh.
  • Promoter: Một promoter là người tổ chức các trận đấu Quyền Anh chuyên nghiệp. Họ chịu trách nhiệm tìm kiếm các võ sĩ, đàm phán các hợp đồng và quảng bá các trận đấu.
  • Manager: Một manager là người đại diện phát ngôn cho một võ sĩ quyền anh. Họ chịu trách nhiệm đàm phán các hợp đồng, quản lý tài chính, tài sản và bảo vệ quyền lợi của võ sĩ.
  • Trainer: Một trainer là người đào tạo một võ sĩ. Họ chịu trách nhiệm dạy cho võ sĩ các kỹ thuật Quyền Anh, giúp võ sĩ cải thiện thể lực và tinh thần.
  • Cutman: Một cutman là người chăm sóc các vết cắt trên mặt của một võ sĩ, thường là các bác sỹ hoặc nhân viên y tế được cấp phép. Họ sử dụng băng gạc và thuốc để ngăn ngừa các vết cắt chảy máu và lan rộng hoặc sơ cấp cứu võ sĩ khi gặp các tình trạng xấu.
  • Referee: Một referee là người điều hành một trận đấu boxing. Họ chịu trách nhiệm đảm bảo rằng trận đấu diễn ra công bằng và an toàn.
  • Judge: Một judge là người chấm điểm một trận đấu boxing. Họ còn được gọi là giám sát viên và chịu trách nhiệm ghi điểm cho mỗi cú đấm trúng mục tiêu, quyết định người chiến thắng sau khi hết hiệp đấu.
  • Coach: Huấn luyện viên người trực tiếp đào tạo vận động viên – võ sĩ quyền anh nam, nữ. Họ có thể được chia thành 3 nhóm như: Sức mạnh, thể lực, chiến thuật.

7. Các loại boxing hiện nay

Các thể thức boxing hiện nay Ảnh IBA
Các thể thức boxing hiện nay Ảnh IBA

Hiện nay, ngoài các thể thức thi đấu Quyền Anh nghiệp dư và chuyên nghiệp, thì vẫn còn có các loại thể thức thi đấu quyền anh khác mà bạn cần nên biết:

  • Boxing cờ vua (Chessboxing) là một môn thể thao kết hợp giữa quyền anh và cờ vua. Trong một trận đấu, hai vận động viên (VĐV) sẽ thi đấu 11 hiệp đấu, bao gồm 6 hiệp cờ vua và 5 hiệp quyền anh xen kẽ nhau, mỗi hiệp có tổng thời gian thi đấu là 3 phút.
  • Boxing tay trần (Bare-knuckle boxing) là một môn võ thuật đối kháng trong đó các võ sĩ sử dụng nắm tay trần của mình để tấn công đối thủ. Môn võ này có nguồn gốc từ Anh Quốc vào thế kỷ 17 và là loại hình thi đấu võ thuật chính của Anh cho tới năm 1867, năm mà bộ luật Marquess of Queensberry được ban hành, quy định các võ sĩ phải đeo găng tay trong các trận đấu.
  • Boxing Hoockey là một thuật ngữ mới xuất hiện gần đây để chỉ thể thức đấm bốc trên băng. Thuật ngữ này xuất phát từ việc các cầu thủ khúc côn cầu trên băng thường sử dụng các cú đấm để tấn công đối phương trên sân. Sau này, do tính phổ biến và độ mến mộ của cộng đồng Hoockey nên giải đấu Ice Fights của Nga đã được đăng ký vào tháng 4 năm 2020.

Nguồn tham khảo

  • https://punchermedia.com/what-is-boxing-the-hard-hitting-combat-sport-explained/
  • https://en.wikipedia.org/wiki/Boxing
  • https://www.britannica.com/sports/boxing

Lời kết

Trên đây là toàn bộ nội dung “Boxing là gì? Bộ luật quyền anh mà bạn cần biết”. Mong rằng thông qua những chia sẻ trên đã giúp bạn hiểu một phần nào về bộ môn võ đối kháng này. Nếu bạn đang tìm một phòng tập Quyền Anh chất lượng hãy tham khảo ngay tại Ngôi Sao Gia Định.

CLB Ngôi Sao Gia Định

FAQ: Các câu hỏi thường gặp?

Người chơi boxing gọi là gì?

Người chơi quyền anh thuật ngữ gọi là Boxing hay võ sĩ quyền Anh. Các võ sĩ quyền anh là những người tập luyện chuyên nghiệp trong bộ môn này. Họ đã được trải qua quá trình đào tạo bài bản về các kỹ thuật đấm, né đòn, và phòng thủ. Võ sĩ quyền anh có thể thi đấu ở các giải đấu nghiệp dư hoặc chuyên nghiệp.

Boxing có tác dụng là gì?

Boxing là một môn thể thao hoặc gọi một cách khác là võ đối kháng. Đây là bộ môn mang lại khá nhiều lợi ích thiết thực cho người tập như: Tăng cường sức khoẻ thể chất, giảm căng thẳng, bảo vệ tim mạch và xây dựng kỹ năng tự vệ.

Share on facebook
Share on twitter
Share on linkedin
Share on pinterest
Share on telegram

Về tác giả

Chung
Chung
Chào mừng bạn đến với Ngôi Sao Gia Định. Mình là Chung Ngô đã có hơn 10 năm hoạt động trong lĩnh vực thể thao. Sở hữu kinh nghiệm và chuyên môn võ đối kháng, dinh dưỡng thể thao và nhiều hơn thế. Mong rằng những nội dung nguyên gốc này sẽ giúp bạn hiểu hơn về bộ môn Boxing, Muay Thái, Kickboxing.
Thầy Nguyễn Đức Tài - Trưởng bộ môn Kickboxing - Muay Thái Quận Bình Thạnh TPHCM

Thầy Nguyễn Đức Tài

Đã kiểm duyệt nội dung

Thầy Nguyễn Đức Tài, 50 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực võ thuật đối kháng, hiện đang đảm nhiệm vai trò Trưởng bộ môn Kickboxing, Muay Thái Quận Bình Thạnh, đương nhiệm chủ quản lò võ Ngôi Sao Gia Định.

Mục Lục
error: Bạn ơi đừng copy