Sức bền hay thể lực luôn là điểm khác biệt giữa người mới tập luyện thể thao và vận động viên. Thế nhưng làm thế nào để cải thiện sức bền chuyên môn trong thi đấu võ đối kháng. Tại bài viết này, hãy cùng Ngôi Sao Gia Định khám phá sức bền là gì? và những yếu tố giúp cải thiện sức bền chuyên môn.
1. Sức bền trong thể thao là gì?
Sức bền trong thể thao được định nghĩa là khả năng cơ thể (cơ bắp) thực hiện lâu dài hoạt động phối hợp toàn thân hoàn toàn hoặc mang tính ưa khí. Trong đó, khả năng cơ thể còn được hiểu chi tiết bằng quá trình bạn điều phối các thành phần oxy, năng lượng, huyết áp, chuyển hoá cơ bản để đáp ứng tối đa cường độ tập luyện kỵ khí hoặc hiếu khí.
Sức bền chỉ có thể được hình thành khi và chỉ khi bạn đáp ứng quá trình tập luyện cường độ vừa phải và mang tính chuyên môn thời gian dài.
Sức bền khác gì so với thể lực
Trong khi sức bền sẽ giúp một người có thể hoạt động duy trì tính vận động trong mức độ tối thiểu thời gian dài. Thì thể lực nằm trong khuôn khổ biến thiên ở dạng ngưỡng vận động.
VD: Trong chu kỳ đấm gió 3 phút, mỗi 45 giây trôi qua HLV sẽ yêu cầu học viên, vận động viên bức tốc trong 15 giây, kèm theo gia tăng lượng cú đấm, cú đá hết mức để đưa ngưỡng chịu đựng cơ thể. Đó là một phần để tạo ra thể lực chuyên môn trong võ đối kháng.
Từ đó, chúng ta có thể hiểu được thể lực chuyên môn nằm trong khoảng đưa cơ thể vượt ngưỡng chịu đựng trong thời gian ngắn. Sức bền là khả năng duy trì vận động trong khuôn khổ bài tập hay buổi tập.
2. Có bao nhiêu loại sức bền trong thể thao?
Có 2 loại sức bền là sức bền chung và sức bền chuyên môn bao gồm:
- Sức bền chung là sức bền trong các hoạt động kéo dài, với cường độ hoạt động thấp, có sự tham gia của phần lớn hệ cơ và hệ hô hấp.
- Sức bền chuyên môn (thể lực) là khả năng duy trì khả năng vận động cường độ cao (thời gian dài) hay bức tốc trong một khoảng thời gian ngắn.
Nhìn chung, một khi bạn đẩy sức bền lên một mục tiêu mới sẽ xuất hiện các biểu hiện ép tim, thở gấp, chóng mặt, nhưng đối với các bài rèn luyện chuyên sâu đây chỉ là bước đầu để đẩy sức bền chuyên môn hay sức chịu đựng cơ thể lên một bậc mới.
Lưu ý: Để ép sức bền hay nâng cao thể lực cần có một quãng thời gian khởi động (bắt đầu tập luyện từ 6 tháng đến 1 năm), thời gian nghỉ ngơi tiêu chuẩn và có sự giám sát của chuyên gia, coach hoặc HLV có thẩm quyền chuyên môn. Và đây là phương pháp tuyệt đối cần giám sát chặt chẽ những đối tượng gặp các vấn đề tim mạch, huyết áp, đường huyết…
3. Võ đối kháng là gì?
Võ thuật đối kháng còn được gọi là thể thao đối kháng. Đây là nhóm những bộ môn thể thao mang tính chiến đấu trực tiếp giữa 2 vận động viên, người, họ sử dụng các bộ phận cơ thể như tay, chân, đầu hoặc thân mình để đấm, đá, vật, ra đòn tấn công.
Các bộ môn võ đối kháng hiện nay bao gồm:
Tuỳ vào thể thức thi đấu, mỗi một bộ môn sẽ có một bộ luật bảo vệ vận động viên riêng. Nhưng trên cơ sở các vận động viên khi thi đấu cần đảm bảo sức khoẻ, cân nặng, thể lực chuyên môn và kỹ thuật. Nếu các trận đấu có sự chênh lệch trình độ rõ ràng, hay vi phạm thể chế thi đấu, trọng tài có quyền dừng và truất quyền thi đấu nhằm bảo vệ vận động viên.
4. Tầm quan trọng của thể lực – sức bền trong thể thao đối kháng
Dựa trên sự khác biệt giữa người chưa từng tập luyện và một người vận động viên, chúng ta có thể thấy rằng sức bền hay khả năng duy trì trong thời gian dài là điểm rõ ràng nhất. Nhưng trên cơ sở của các võ sĩ – vận động viên thì điểm khác biệt rõ nhất nằm ở ngưỡng giới hạn hay ép thể lực để tạo nên cơ hội trong trận đấu.
1. Sức bền giúp duy trì phong độ
Trong một trận đấu Boxing, Muay Thái, Kickboxing việc duy trì sức bền trong thời gian dài giúp họ nhận ít cú đấm hơn và kiểm soát khả năng di chuyển hiệu quả. Bởi lẽ, có một sự thật nếu bạn cảm thấy mệt, hụt hơi trong một trận đấu có khả năng đôi chân của bạn sẽ tạm dừng hoạt động. Điều đó tạo ra tình huống xấu khiến bạn chôn chân trở thành trụ đấm bằng thịt.
Hoặc nếu bạn không đủ thể lực hay sức bền rất có thể bạn sẽ nằm trong diện bị đối phương khai thác. Họ chỉ cần tăng nhẹ nhịp đấu sẽ khiến hệ tim mạch và hô hấp của bạn bị lỗi nhịp, trở thành điểm yếu lớn nhất đến sự thất bại của bạn.
Đó là lí do vì sao mà bạn thấy những võ sĩ MMA đỉnh cao, khi tham gia rẽ nhánh ở một bộ môn như Boxing – Kickboxing- Muay Thái có yếu tố thể lực được khai thác cao hơn thường khiến cho họ bị ngộp hay loạn nhịp mất khả năng làm chủ trận đấu.
2. Sức bền cơ sở giảm thiếu tác động
Di chuyển, lách né, hay đỡ đòn đều ăn vào sức bền của bạn. Nếu bạn giữ cho sức bền ở trạng thái tốt, tập trung vào cải thiện sức bền bạn sẽ cảm thấy những cú đấm không hề đau như bạn tưởng tượng.
Nhưng nếu bạn bị tụt sức bền thì hầu như những cú đấm như búa đổ vào phần đầu của bạn. Nó là một phần vai trò của sức bền.
3. Bức phá để gia tăng cơ hội
Thể lực chuyên môn là phần đằng sau của sức bền. Đây cũng là phần mấu chốt giúp bạn giành được chiến thắng KO hoặc thể hiện nhỉnh hơn đối thủ. Vì ở trong những giai đoạn ngắn, việc áp dụng nhiều đòn đánh được tung ra sẽ tạo ra điểm mù, nó cũng tạo ra nhiều kẻ hở trong sức bền của đối thủ. Nên khi bạn đẩy tiết tấu lên cao có thể giúp bạn tìm thấy sơ hở để tung đòn Knock out.
Ngoài việc tập luyện nghiêm túc sức bền, việc tập luyện ráng sức, vượt ngưỡng trong thời gian ngắn đều là chiến lược tốt giúp bạn sẵn sàng cho một trận đấu thật thụ.
Có thể bạn muốn xem: Phân phối sức bền trong boxing như thế nào?
5. Phương pháp cải thiện sức bền hiệu quả trong võ thuật đối kháng
Để cải thiện sức bền, bạn cần nghiêm túc với lịch tập và bức phá trong tập luyện. Bên cạnh đó, nó cũng cần phải có phác đồ để tránh tăng nguy cơ chấn thương. Vậy làm cách nào để cải thiện?
1. Tập luyện có kỷ luật
Không có người thầy nào tốt hơn chính bạn. Nó đúng hơn là chính sự nỗ lực của bạn qua từng giây từng phút của mỗi buổi tập. Người Thầy, Coach, HLV đóng vai trò đưa ra phác đồ tập luyện, chỉ điểm những chỗ sai và cột mốc quan trọng để cải thiện sức bền của bạn. Nên việc duy trình đúng giờ, đúng buổi và tuân theo bài tập và cố gắng nhiều hơn mọi người xung quanh là phương pháp cải thiện sức bền hiệu quả đầu tiên.
Hãy biến từng ngày tập luyện của bạn như một trận chiến thực sự mà đối thủ ở đây chính là bản thân của bạn. Đổ nhiều mồ hôi hơn đồng nghĩa bạn ít đổ máu trên sàn đài.
2. Ép thể lực chuyên môn bằng bài tập đơn giản
Để cải thiện sức bền bạn có thể thử với những bài tập nhảy dây tốc độ. Nhưng hãy đảm bảo tuân thủ thời gian và nhịp độ tiết đấu.
Kỹ thuật nhảy dây tốc độ:
- Số vòng: Mỗi 1 giây ít nhất 1 – 3 cái.
- Thời gian: 2 phút tăng dần lên tối đa 5 phút.
- Số hiệp: 3 hiệp – 10 hiệp.
Hoặc bạn có thể áp dụng bài tập chạy bộ để cải thiện sức bền theo tiêu chuẩn sau đây:
Kỹ thuật chạy bộ thể lực:
- Đoạn đường: 2km tăng dần 10km.
- Bức tốc: Mỗi 500m bức tốc 100m.
- Thời gian bức tốc: Tối đa cho phép 30 giây cho 100m.
3. Dinh dưỡng và hồi phục
Tăng cường sức bền đồng nghĩa với việc giúp cơ thể bạn khoẻ mạnh hơn và nâng cao sự hạnh phúc. Nên việc áp dụng kỷ luật trong phương pháp tập luyện thì chắc hẳn bạn cần tuân thủ về dinh dưỡng và hồi phục.
Trong đó, khi bắt đầu nghiêm khắc và nghiêm túc việc tập luyện bạn sẽ cần lưu ý điều này:
- Dinh dưỡng: Ăn uống giàu đạm hơn so với trước đây và đa dạng các nhóm dưỡng chất, vitamin, bổ sung vitamin C thông qua nước cam… Không áp dụng các chế độ thâm hụt calo hay ăn kiêng quá nhiều.
- Nghỉ ngơi: Tuân thủ chu kỳ nghỉ ngơi cơ thể, tức không ngủ thức khuya quá 10 giờ tối và đảm bảo giấc ngủ từ 8 tiếng 30 phút đến 9 tiếng mỗi đêm để cơ thể hồi phục và khoẻ mạnh.
- Dung nạp thức uống: Uống tối thiểu 2 lít rưỡi/ ngày. Khi tập luyện chỉ từ 230ml – 330ml để tránh gặp các tình trạng sốc hông, đuối cơ – chi do uống quá nhiều nước.
Lời kết
Trên đây là toàn bộ nội dung “Sức bền là gì? Tầm quan trọng của sức bền trong võ đối kháng”. Mong rằng dựa theo bài viết này bạn đã có thêm thông tin giúp cải thiện sức bền – thể lực trong Boxing, Muay Thái, Kickboxing. Nếu bạn đang tìm kiếm chương trình học võ, hãy tham khảo ngay tại Ngôi Sao Gia Định nhé.
CLB Ngôi Sao Gia Định
- Địa chỉ: Số 2A Phan Chu Trinh Phường 12 Quận Bình Thạnh TPHCM
- Nơi học: Boxing, Kickboxing, Muay Thái, Võ Tự Do
- Số điện thoại: 096 677 9099 (24/7)
- Email: ngoisaogiadinhvn@gmail.com