5 Kỹ thuật Muay Thái cơ bản dành cho người mới

5 Kỹ thuật Muay Thái cơ bản
Mục Lục

Muay Thái là bộ môn võ thuật truyền thống lâu đời xuất xứ từ Thái Lan. Hiện nay, tại Việt Nam mỗi năm đều có hàng ngàn người mới theo tập luyện. Vậy khi học võ Muay Thái bạn sẽ được học những loại kỹ thuật nào? Cùng Ngôi Sao Gia Định điểm qua 5 kỹ thuật Muay Thái cơ bản này nhé.

1. 5 Kỹ thuật Muay Thái cơ bản

Các loại kỹ thuật Muay Thái cơ bản
Các loại kỹ thuật Muay Thái cơ bản. Ảnh: Giải đấu cúp CLB Ngôi Sao Gia Định lần 1 năm 2023

Trong giáo trình học Muay Thái cơ bản, người mới sẽ được làm quen dần với 5 loại kỹ thuật cơ bản như sau:

  • Kỹ thuật đòn đấm
  • Kỹ thuật đòn đá
  • Kỹ thuật đòn củi chỏ
  • Kỹ thuật đòn gối
  • Kỹ thuật Clinch (kẹp)

Mỗi một kỹ thuật thường có từ 3 – 4 kiểu đánh khác nhau, để học được các động tác này người mới thường mất từ 3 tháng đến 6 tháng để tập, nhưng để nhuần nhuyễn và áp dụng được khi đối kháng, trên võ đài thường mất từ 12 tháng đến 18 tháng tuỳ vào sự nghiêm túc, kỷ luật và chăm chỉ của chính bản thân. Vậy những kỹ thuật Muay Thái cơ bản đó ra sao?

1. Kỹ thuật đòn đấm Muay Thái cơ bản

Kỹ thuật đòn đấm Muay Thái cơ bản
Kỹ thuật đòn đấm Muay Thái cơ bản. Ảnh: Cúp CLB Ngôi Sao Gia Định Quận Bình Thạnh lần 2 năm 2024

Kỹ thuật đòn đấm Muay Thái sẽ gần giống như 3 kiểu đấm của Boxing, nhưng điểm khác nhau nằm ở tư thế thủ và phương pháp tung đòn. Các kỹ thuật đấm cơ bản sẽ gồm đòn đấm thẳng ( đòn số 1, 2), đòn đấm ngang ( đòn số 3, 4), đòn đấm xốc (đòn số 5, 6). Trong đó, ở tư thế thủ đôi tay có phần được nới rộng về phía trước, bởi vì nó giúp cho việc phòng thủ những cú đá hay chặn đứng các đòn tấn công bằng tay của đối thủ và canh khoảng cách.

Xem thêm: 3 đòn đấm Muay Thái có thể bạn muốn biết?

2. Kỹ thuật đòn đá Muay Thái cơ bản

Kỹ thuật đòn đá low kick Muay Thái
Kỹ thuật đòn đá low kick Muay Thái

Trong bộ môn Muay Thái, có nhiều loại đòn đá cơ bản và người học cần được huấn luyện bài bản từng động tác và cải thiện sức mạnh của cú đá. Dưới đây là một số tên gọi của kỹ thuật đá cơ bản trong Muay Thái:

  1. Teep (đá chân thẳng): Teep là một trong những đòn đá cơ bản nhất trong Muay Thái. Với teep, võ sĩ Muay sử dụng để đẩy đối thủ ra xa hoặc để tạo khoảng cách giữa họ và đối thủ.
  2. Roundhouse Kick (đá vòng cung): Roundhouse kick là một đòn đá mạnh mẽ và phổ biến trong Muay Thái. Với roundhouse kick, võ sĩ Muay sẽ kéo gói, đưa chân vòng qua một cách mạnh mẽ để đánh vào phần thân hoặc phần đầu của đối thủ.
  3. Low Kick (đá chân thấp): Đây là là một đòn đá nhắm vào phần chân hoặc đùi dưới của đối thủ. Đòn này thường được sử dụng để làm yếu cơ đùi của đối thủ và giảm sự thăng bằng – sức mạnh của họ.
  4. Body Kick (đá vào thân): Body kick là một cú đá nhẹ nhàng nhằm vào phần thân của đối thủ. Đây có thể là một đòn đá hiệu quả để làm yếu phần hông và gây tổn thương tích luỹ cho đối thủ.
  5. Head Kick (đá vào đầu): Head kick là một đòn đá cao được dùng để nhắm vào phần đầu của đối thủ. Ngoài ra đây cũng là một trong những kỹ thuật đòn đá cơ bản mạnh nhất và có thể gây ngất nếu sử dụng đúng tiết tấu và vị trí va chạm.

Tuy nhiên, các kỹ thuật đòn đá này đòi hỏi sự linh hoạt, sức mạnh và kỹ thuật tốt từ phía người học. Nên để thực hiện chúng một cách hiệu quả, bạn sẽ cần sự hướng dẫn và tinh chỉnh từng ngày để có kết quả tốt.

Xem thêm: 8 Kỹ thuật đá Muay Thái mà bạn cần biết!

3. Kỹ thuật đòn gối Muay Thái

Trong Muay Thái, kỹ thuật đánh gối tiếng anh gọi là knee strikes. Đây là một phần quan trọng trong bộ kỹ năng cơ bản của Muay Thái. Thông thường, đòn gối được sử dụng để tấn công đối thủ từ gần và gây nguy cơ chấn thương nội tạng và gãy xương sườn. Nên mọi người thường gọi nó với lên gọi khác là đòn gối sát thủ Muay Thái. Dưới đây là những kỹ thuật đòn gối Muay thường gặp:

  1. Straight Knee (Gối thẳng): Đây là một trong những kỹ thuật đơn giản nhất trong Muay Thái. Võ sĩ sẽ kéo phần đầu gối lên phía trước và dùng sức bật của cơ trung tâm (Cơ bụng) và cơ lưng, để thúc thẳng phần gối vùng bụng hoặc hàm của đối thủ.
  2. Diagonal Knee (Gối chéo): Đòn gối chéo thường được sử dụng khi đối thủ ở gần, đặc biệt là khi đeo Clinch (tư thế kẹp), tại đây 1 chân sẽ được đưa mộ lên cao, gối vào bên trong hoặc bên ngoài của đối thủ, tùy thuộc vào tình huống mà có phương án xử lý cụ thể.
  3. Flying Knee (Gối bay): Flying knee là một đòn gối mạnh mẽ và ấn tượng nhất nhì trong võ Thái. Các võ sĩ thường nhảy lên khỏi mặt đất, hoặc lấy đà từ xa và đưa một hoặc cả hai chân lên để đâm vào đối thủ. Đòn này thường được sử dụng khi đối thủ đang tiến vào hoặc khi có khoảng cách ngắn để áp sát đối thủ.
  4. Step-Up Knee (Gối bước lên): Đây là kỹ thuật đánh gối được thực hiện khi võ sĩ di chuyển tiến lên đồng thời đưa gối lên tấn công đối thủ. Thông thường kỹ thuật này được sử dụng để tăng cường sức mạnh và hiệu quả của đòn gối.
  5. Spinning Knee (Gối quay – Gối ngược): Đây là một đòn gối được thực hiện bằng cách quay cơ thể theo hướng ngược lại và đưa gối vào đối thủ. Đây là một đòn gối mạnh mẽ, độc đáo và ít bị đoán nhất, nhưng đây được xét ở kỹ thuật nâng cao vì đòi hỏi sự linh hoạt và khả năng xử lý của võ sĩ.

Các kỹ thuật đánh gối trong Muay Thái cơ bản đều dễ tập, nhưng bạn sẽ luôn cần một người hướng dẫn để tinh chỉnh động tác và mở rộng tư duy tấn công hiệu quả.

Xem thêm: Cần chuẩn bị gì cho ngày đầu học Muay Thái – Kickboxing

4. Kỹ thuật đòn chỏ Muay Thái

Kỹ thuật đòn chỏ Muay Thái tại Ngôi Sao Gia Định
Kỹ thuật đòn chỏ Muay Thái tại Ngôi Sao Gia Định

Tiếp theo trong bài giới thiệu 5 kỹ thuật đòn cơ bản của Muay Thái, kỹ thuật đánh chỏ (elbow strikes) là một phần quan trọng của bộ kỹ năng của người học Muay. Đòn chỏ thường được coi là một trong những vũ khí mạnh mẽ ví như con dao găm trong bộ môn quyền Thái, bởi nó thường tạo ra những vết cắt, tét trên da khi được thực hiện đúng cách. Dưới đây là một số tên gọi của kỹ thuật cùi chỏ:

  1. Straight Elbow (Chỏ thẳng): Đây là kỹ thuật đơn giản và có tính phổ biến nhất. Võ sĩ đưa cánh tay lên thẳng và sử dụng cạnh sắc của khuỷu tay để mổ vào phần đầu của đối thủ.
  2. Horizontal Elbow (Chỏ ngang): Kỹ thuật này được thực hiện bằng cách di chuyển cánh tay ngang qua cơ thể của đối thủ. Võ sĩ sử dụng lực quay của cơ thể, vai, lưng, hông để tăng cường sức mạnh của đòn chỏ ngang.
  3. Upward Elbow (Chỏ từ dưới lên): Đây là một đòn chỏ được thực hiện từ dưới lên, thường nhắm vào cằm, xương sườn hoặc cổ của đối thủ. Kỹ thuật chỏ cơ bản này thường được sử dụng khi đối thủ đang ở gần hoặc trong tư thế kẹp (clinch).
  4. Downward Elbow (Chỏ từ trên xuống): Đòn chỏ cắm này được thực hiện bằng cách đưa cánh tay từ trên xuống dưới, thường nhắm vào đầu hoặc ở khu vực xương vai của đối thủ. Đây là một đòn chỏ mạnh mẽ và có thể gây ra những tổn thương nghiêm trọng cho đối thủ.
  5. Spinning Elbow (Chỏ lật): Đây là một kỹ thuật đánh chỏ đặc biệt và là bộ chỏ tấn công nâng cao, được thực hiện bằng cách quay cơ thể và sử dụng động tác xoay để tạo ra sức mạnh tối đa. Đòn chỏ quay thường được sử dụng như một đòn bất ngờ khó phán đoán hoặc để phá vỡ tổ chức tấn công của đối thủ.
Kỹ thuật đòn chỏ Muay Thái cơ bản tại Ngôi Sao Gia Định
Kỹ thuật đòn chỏ Muay Thái cơ bản tại Ngôi Sao Gia Định

Các kỹ thuật đánh chỏ trong Muay Thái đều cần người mới hoặc người tập lâu năm cải thiện sự linh hoạt, kỹ thuật và sức mạnh. Việc luyện tập đều đặn và tuân thủ hướng dẫn của HLV mới có thể giúp bạn phát triển uy lực của những cú chỏ.

Xem thêm: Kỹ thuật đòn chỏ Muay Thái | Đòn khuỷ tay hiệu quả

5. Kỹ thuật Clinch Muay Thái cơ bản

Kỹ thuật Clinch là một phần quan trọng trong Muay Thái, nó cho phép võ sĩ nắm quyền kiểm soát và tấn công đối thủ từ phạm vi gần. Thông qua Clinch võ sĩ Muay Thái cũng có thể dùng để vật ngang hoặc gạt chân nhằm tiêu hao thể lực của đối thủ. Dưới đây là các kỹ thuật kẹp cơ bản:

  1. Double Collar Tie: Kỹ thuật này bắt đầu bằng việc võ sĩ sử dụng cả hai tay để nắm lấy cổ đối thủ. Họ sẽ kéo đối thủ về phía bản thân nhằm kiểm soát khoảng cách và tạo ra cơ hội cho các cú đánh gối thúc hay gối vả vào đầu hoặc thân.
  2. Arm Control: Võ sĩ sử dụng một tay để nắm lấy cánh tay của đối thủ, điều này tạo ra sự ngăn chặn các đòn tấn công và tạo ra cơ hội cho các kỹ thuật Clinch khác với tay còn lại.
  3. Neck Clinch: Võ sĩ đặt một cánh tay xung quanh cổ đối thủ và sử dụng cánh tay còn lại để nắm lấy sau đầu của đối thủ. Kỹ thuật này thường phép họ kiểm soát vị trí và ngăn chặn sự tấn công tiếp theo của đối thủ trong lúc chờ trọng tài đài can ngăn.
  4. Off-Balancing: Bằng cách kéo di chuyển trọng tâm của đối thủ, võ sĩ có thể làm cho đối thủ mất cân bằng và mở ra cơ hội cho các cú phản công bằng gối hoặc chỏ nhằm phá vỡ vị thế chủ động của đối phương trong trận đài.

Việc để thành thục kỹ thuật Clinch thường mất rất nhiều thời gian, và bạn sẽ cần một đối tác để thực hành những kỹ thuật đó. Nên để học Muay Thái cơ bản bạn cần tới những trung tâm võ thuật uy tín để học tập tốt hơn.

Xem thêm: Kỹ thuật Clinch Muay Thái và hướng dẫn cụ thể

2. Những lưu ý khi thực hiện kỹ thuật Muay Thái cơ bản

Khi thực hiện các kỹ thuật – động tác Muay Thái cơ bản, bạn sẽ cần ghi nhớ những lưu ý sau:

  1. Hoàn thiện tư thế thủ cơ bản: Luôn giữ tư thế thủ ở mức ổn định và linh hoạt xuyên suốt buổi tập. Điều này giúp bạn di chuyển nhanh chóng và phản ứng linh hoạt hơn đối với các tình huống có thể xảy ra trong trận đấu. Mặt khác, việc thực hiện sai tư thế thủ cơ bản có thể dẫn tới nhiều hệ luỵ xấu trong tương lai.
  2. Bảo vệ: Luôn che chắn phần cơ thể của mình bằng cách giữ hai tay lên cao để che những điểm yếu. Không được rớt tay bất kỳ tình huống nào dù cho bạn chỉ đang tập luyện.
  3. Kiểm soát hơi thở: Hãy luôn duy trì kiểm soát hơi thở để giữ cho cơ thể ở mức ổn định và sẵn sàng cho các động tác tấn công và phòng ngự thực tế.
  4. Di chuyển chân linh hoạt: Thay vì bó buộc tại một điểm, việc bạn luôn sử dụng di chuyển chân một cách linh hoạt và đa dạng là tiền đề để tránh đòn hay tổ chức tấn công hiệu quả.
  5. Tập trung vào kỹ thuật: Hãy chú trọng vào việc thực hiện các kỹ thuật Muay Thái cơ bản đúng cách thay vì chỉ tập trung vào sức mạnh tối đa. Kỹ thuật vững chắc luôn là yếu tố quan trọng nhất trong khi học Muay Thái.
  6. Tập trung vào buổi tập: Hãy luôn lắng nghe và quan sát những điều Thầy, HLV nói với bạn, nó là kinh nghiệm và những kiến thức tốt nhất mà bạn có được ở hiện tại.
  7. Luyện tập chăm chỉ: Tập Muay Thái không chỉ ngày một ngày hai bạn có thể biết hết những kỹ thuật. Việc làm tốt từng điều nhỏ sẽ giúp bạn hoàn thiện các kỹ năng nhanh hơn và nó là nền tảng quan trọng nếu bạn muốn tham gia thi đấu trong tương lai.

Nhớ rằng, sự chăm chỉ và tinh thần học hỏi là chìa khóa vàng cho sự thành công trong Muay Thái, và việc tuân thủ các lưu ý cơ bản này sẽ giúp ích nhiều cho bạn trong tương lai.

Xem thêm: 8 lợi ích tập Muay Thái mà bạn cần biết

Trên đây cũng là toàn bộ nội dung “5 Kỹ thuật Muay Thái cơ bản dành cho người mới”. Mong rằng thông qua những chia sẻ này, giúp bạn có thêm hành trang cho việc học Muay Thái trong tương lai. Nếu phải chăng bạn đang tìm kiếm lò võ Muay Thái gần đây, CLB Ngôi Sao Gia Định có thể là lựa chọn phù hợp cho bạn.

CLB Ngôi Sao Gia Định

Share on facebook
Share on twitter
Share on linkedin
Share on pinterest
Share on telegram

Về tác giả

Chung
Chung
Chào mừng bạn đến với Ngôi Sao Gia Định. Mình là Chung Ngô đã có hơn 10 năm hoạt động trong lĩnh vực thể thao. Sở hữu kinh nghiệm và chuyên môn võ đối kháng, dinh dưỡng thể thao và nhiều hơn thế. Mong rằng những nội dung nguyên gốc này sẽ giúp bạn hiểu hơn về bộ môn Boxing, Muay Thái, Kickboxing.
Thầy Nguyễn Đức Tài - Trưởng bộ môn Kickboxing - Muay Thái Quận Bình Thạnh TPHCM

Thầy Nguyễn Đức Tài

Đã kiểm duyệt nội dung

Thầy Nguyễn Đức Tài, 50 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực võ thuật đối kháng, hiện đang đảm nhiệm vai trò Trưởng bộ môn Kickboxing, Muay Thái Quận Bình Thạnh, đương nhiệm chủ quản lò võ Ngôi Sao Gia Định.

Mục Lục
error: Bạn ơi đừng copy