Bị đau cổ chân khi tập boxing có nguy hiểm không?

Bị đau cổ chân sau khi tập boxing
Mục Lục

Bị đau cổ chân khi tập boxing có nguy hiểm không? là câu hỏi thường gặp của các bạn mới khi tập boxing. Các cơn đau bàn chân, cổ chân, buốt ống đồng thường do nhiều nguyên nhân. Hãy cùng CLB Ngôi Sao Gia Định tìm hiểu chi tiết tại đây nhé.

Bị đau cổ chân khi tập boxing có nguy hiểm không?

Buốt cổ chân khi tập boxing không rõ nguyên nhân là một vấn đề nguy hiểm mà bạn không nên bỏ qua, vì nó có thể là dấu hiệu của tổn thương hoặc các bài tập đang gây áp lực không phù hợp lên cổ chân.

Bên cạnh, bộ môn Boxing đòi hỏi khả năng di chuyển nhanh nhẹn, thay đổi hướng liên tục và sử dụng lực mạnh từ chân, nên việc chấn thương cổ chân thường hay xảy ra. Việc đau chân khi tập boxing có thể dẫn tới nhiều rủi ro khiến bạn bất tiện trong cuộc sống hoặc không thể đối kháng trên sàn đài. Vậy nguyên nhân do đâu nhỉ?

Xem thêm: Tập boxing bị đau cổ tay: nguyên nhân và giải pháp phục hồi

Các nguyên nhân gây buốt cổ chân khi tập boxing là gì?

Bị đau cổ chân sau khi tập boxing
Bị đau cổ chân sau khi tập boxing

Cơ thể chưa thích nghi với bài tập

Đối với người mới tập hoặc chưa từng thực hiện các động tác của môn Quyền Anh sẽ dễ gặp tình trạng buốt cổ chân sau tập luyện. Điều này có thể diễn ra trong vòng 2 tuần đến 2 tháng tuỳ vào cường độ tập luyện.

Nguyên do của vấn đề này đến từ các nhóm cơ Superior extensor retinaculum, Fibularis brevis, Extensor hallucis longus và nhóm cơ kheo bị tác động quá mức do các bài tập chuyển đổi trọng tâm, bài tập nhảy dây boxing, footwork boxing gây nên. Đây là dấu hiệu thường thấy khi bạn tập luyện quyền anh, nó có thể sớm khỏi và không còn đau sau 3 tháng đến 6 tháng.

Hình ảnh giải phẩu bàn chân
Hình ảnh giải phẩu bàn chân

Xem thêm: 8 loại chấn thương thường gặp khi tập boxing

Tổn thương cơ hoặc dây chằng

Căng cơ hoặc bong gân là một trong những nguyên nhân khiến cổ chân bạn cảm thấy buốt khi tập boxing do khi bạn xoay chân, hoặc di chuyển đột ngột mà không có khởi động làm nóng cơ. Hay tình trạng rách dây chằng nhẹ gây nên tình trạng cổ chân đau buốc khi xoay hoặc chịu lực tác động.

Sử dụng kỹ thuật sai

Việc bạn áp dụng sai động tác hay sai kỹ thuật thường tăng áp lực lên cổ chân và nó dẫn tới tình trạng cổ chân bị tổn thương. Nó còn bao gồm việc nhảy dây hoặc footwork sai cách tiếp xúc bàn chân với mặt đất cũng là nguyên nhân phổ biến của tình trạng này.

Chấn thương luỹ tiến

Các chấn thương không được chăm sóc đúng cách và cẩn thận có thể gây nên sự luỹ tiến chấn thương. Nên trong quá trình tập bạn hãy dành thời gian nghỉ ngơi giữa các tuần tập luyện hay ngủ sớm để cơ thể có thể phục hồi đúng cách.

Giày boxing không phù hợp

Giày boxing không hỗ trợ thương không cung cấp đủ sự bảo vệ cho cổ chân hoặc không có độ bám tốt có thể gây trượt và tạo áp lực lên cổ chân. Thông thường các loại giày boxing đế mềm thường là dạng cổ cao, nhằm mục đích hỗ trợ chịu lực một phần cho cổ chân và nó giúp ngăn ngừa chấn thương có thể xảy ra. Nếu giày của bạn đang mang lại cảm giác chật chội hay bàn chân bị trượt hãy thay mới đôi giày để tránh gặp chấn thương.

Xem thêm: Vai trò của nghỉ ngơi sau khi tập boxing là gì?

Cách khắc phục buốt cổ chân khi tập boxing

Đấm bốc bị đau cổ chân có nguy hiểm không?
Đấm bốc bị đau cổ chân có nguy hiểm không?

Để giảm thiểu cơn đau buốt cổ chân sau khi tập boxing bạn nên thử các mẹo sau:

Ngâm chân đá lạnh

Sử dụng túi đá hoặc dùng chậu ngâm đá lạnh là một trong những cách hiệu quả khi bị viêm cơ chân. Bạn hãy sử dụng chậu đá, rồi cho chân vào ngâm trong vòng 10-15 phút sau khi tập để giảm đau và viêm. Phương pháp này chỉ nên tối đa 2 lần/ tuần, 4 lần/ tháng và không nên vượt quá 15 phút. Vì việc lạm dụng có thể làm bạn bị phỏng lạnh.

Khởi động trước và dãn cơ sau buổi tập

Thực hiện các bài tập giãn cơ và xoay cổ chân trước buổi tập để tăng lưu thông máu và làm nóng cơ. Bên cạnh sau các buổi tập bạn nên thực hiện việc dãn cơ, điều này sẽ hỗ trợ cơ thể bạn phục hồi nhanh hơn.

Xem thêm: Hướng dẫn 4 đòn đấm cơ bản trong boxing

Khi nào cần khám bác sĩ?

Bạn nên đến gặp bác sĩ nếu:

  • Cơn buốt kéo dài hơn vài ngày dù đã nghỉ ngơi.
  • Cổ chân bị sưng tấy, bầm tím, hoặc biến dạng.
  • Đau buốt dữ dội khi di chuyển hoặc đặt trọng lượng lên chân.
  • Có tiền sử chấn thương cổ chân trước đây và cảm giác đau tái phát.

Trên đây cũng là toàn bộ nội dung “Bị đau cổ chân khi tập boxing có nguy hiểm không?”, mong rằng những chia sẻ trên giúp ích cho bạn.

Xem thêm:

Đừng quên nếu bạn đang tìm lớp dạy boxing hãy tham khảo ngay tại Ngôi Sao Gia Định bạn nhé.

Share on facebook
Share on twitter
Share on linkedin
Share on pinterest
Share on telegram

Về tác giả

Chung
Chung
Chào mừng bạn đến với Ngôi Sao Gia Định. Mình là Chung Ngô đã có hơn 10 năm hoạt động trong lĩnh vực thể thao. Sở hữu kinh nghiệm và chuyên môn võ đối kháng, dinh dưỡng thể thao và nhiều hơn thế. Mong rằng những nội dung nguyên gốc này sẽ giúp bạn hiểu hơn về bộ môn Boxing, Muay Thái, Kickboxing.
Thầy Nguyễn Đức Tài - Trưởng bộ môn Kickboxing - Muay Thái Quận Bình Thạnh TPHCM

Thầy Nguyễn Đức Tài

Đã kiểm duyệt nội dung

Thầy Nguyễn Đức Tài, 50 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực võ thuật đối kháng, hiện đang đảm nhiệm vai trò Trưởng bộ môn Kickboxing, Muay Thái Quận Bình Thạnh, đương nhiệm chủ quản lò võ Ngôi Sao Gia Định.

Mục Lục
error: Bạn ơi đừng copy